Đại gia tuần qua: Nộp thuế bằng cả tỉnh nhưng bà chủ Vietjet "không mảnh đất cắm dùi"

CEO Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo khẳng định hãng của mình có thể đầu tư hạ tầng tại sân bay một cách khẩn trương, chất lượng, không dùng nguồn vốn ngân sách.

Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo lên tiếng đòi công bằng

Đại gia tuần qua: Nộp thuế bằng cả tỉnh nhưng bà chủ Vietjet "không mảnh đất cắm dùi" - 1

CEO Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo khẳng định hãng của mình có thể đầu tư hạ tầng tại sân bay một cách khẩn trương, chất lượng, không dùng nguồn vốn ngân sách.

Chia sẻ tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2019 tuần qua, CEO Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo cho biết, năm 2018, hãng đã đóng góp tăng trưởng hơn 23 triệu lượt khách trong tổng số 49 triệu lượt khách của ngành hàng không.

Tổng doanh thu Vietjet trong năm 2018 là 52.000 tỷ đồng trong đó khoản nộp thuế và phí lên tới 6.192 tỷ đồng, tương đương đóng góp ngân sách "một tỉnh vừa vừa" của Việt Nam.

Tuy nhiên, bà cũng bày tỏ việc toàn bộ cơ sở hạ tầng tại sân bay như khu bảo dưỡng máy bay, nhà ga, suất ăn, cơ sở mặt đất… hiện vẫn phụ thuộc vào một doanh nghiệp độc quyền của Nhà nước. 

Bà nói vui, doanh nghiệp mình không có đến một tấc đất cắm dùi tại các sân bay lớn. Nữ đại gia khẳng định hãng của mình có thể đầu tư khẩn trương, chất lượng, không dùng nguồn vốn ngân sách.

CEO VietJet cũng bày tỏ mong muốn được đối xử công bằng, bình đẳng. Theo bà, hai hãng hàng không cùng bị sự cố đáp xuống sân bay Cam Ranh như nhau, cách nhau 4-5 tháng, nhưng doanh nghiệp tư nhân và Nhà nước bị phản ứng khác nhau.

Lãi của "vua cá tra" bốc hơi cả trăm tỷ sau kiểm toán

Công ty Cổ phần Hùng Vương (HVG) mới đây đã công bố báo cáo tài chính riêng kiểm toán niên độ 2018.

Theo đó, lợi nhuận sau thuế của HVG sau khi được kiểm toán đã bị giảm mạnh hơn 215 tỷ đồng so với báo cáo tự lập, chỉ còn đạt hơn 190 tỷ đồng.

Trong văn bản giải trình, công ty của đại gia Dương Ngọc Minh cho biết, nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch trên là do chi phí tài chính tăng lên mức 324 tỷ đồng (tăng 202 tỷ so với báo cáo tự lập).

Số tiền này tăng do ghi nhận thêm chi phí vay, chi phí quản lý doanh nghiệp, do chênh lệch đánh giá lại các khoản mục có gốc ngoại tệ. Tính đến cuối kỳ, lỗ lũy kế của Thủy sản Hùng Vương là 429 tỷ đồng.

Sau khi công bố báo cáo tài chính trên, cổ phiếu HVG của công ty đã ngay lập tức giảm mạnh. 

Đại gia tuần qua: Nộp thuế bằng cả tỉnh nhưng bà chủ Vietjet "không mảnh đất cắm dùi" - 2

Lợi nhuận sau thuế Công ty Cổ phần Hùng Vương của đại gia Dương Ngọc Minh sau khi được kiểm toán đã giảm mạnh hơn 215 tỷ đồng so với báo cáo tự lập.

Đại gia tôm Minh Phú muốn tăng gấp đôi lợi nhuận, chuẩn bị chơi lớn

Chủ tịch CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (HoSE: MPC) ông Lê Văn Quang cho biết, năm 2018, Minh Phú ghi nhận tổng doanh thu 24.041 tỷ, lợi nhuận trước thuế 1.208 tỷ, lợi nhuận sau thuế đạt 1.129 tỷ đồng (tăng 14% so với kế hoạch).

Nói về năm 2018, Minh Phú cho biết đã xuất khẩu được 67.444 tấn, tăng trưởng 19,5%. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu 750,7 triệu USD, chỉ tăng 7,6% do giá tôm ước giảm 25% trong năm qua.

Với năm 2019, ông Lê Văn Quang đặt kế hoạch tổng sản lượng 77.400 tấn, giá trị xuất khẩu 850 triệu USD, cao hơn khá nhiều so với  năm 2018.

Riêng về lợi nhuận trước thuế, MPC dự tính sẽ lãi ở mức 2.300 tỷ đồng, tức là gần gấp đôi mức thực hiện năm 2018.

Riêng với thương vụ phát hành 35% vốn, ông Quang cho biết công ty vẫn đang trong quá trình đàm phán và rà soát lần cuối các nhà đầu tư. Thương vụ này dự tính có giá trị khoảng 230-250 triệu USD.

Ông lớn đồ nội thất IKEA sắp đổ 450 triệu đô vào Việt Nam?

Đại gia tuần qua: Nộp thuế bằng cả tỉnh nhưng bà chủ Vietjet "không mảnh đất cắm dùi" - 3

IKEA đang có kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống trung tâm bán lẻ, kho hàng tại Hà Nội với vốn đầu tư khoảng 450 triệu USD.

Chia sẻ tại Hội nghị tổng kết Bộ Công thương tuần qua, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND Hà Nội cho biết, tập đoàn bán lẻ đồ nội thất, thiết kế IKEA đang có kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống trung tâm bán lẻ, kho hàng tại Hà Nội. Dự tính, dự án trên có vốn đầu tư khoảng 450 triệu USD.

Hệ thống này được xây dựng ở Hà Nội và dự tính sẽ cung ứng hàng cho toàn bộ thị trường Đông Nam Á.

Chưa tiết lộ cụ thể nhưng ông Chung cho biết các bước đàm phán đang được thực hiện tích cực.

Trước đó, hồi cuối năm 2017, CEO Inter Ikea Torbjorn Loof cũng tiết lộ kế hoạch mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam. Tuy nhiên, tại thời điểm ấy, vị CEO này dự tính mở cửa hàng tại Việt Nam trong 5 năm sau, tức là tới năm 2022.

IKEA là tập đoàn chuyên thiết kế đồ nội thất bán lắp ráp, thiết bị và phụ kiện nhà ở của Thụy Điển. Đến nay thương hiệu nội thất này đã có hơn 400 cửa hàng tại 49 quốc gia. Tại khu vực Đông Nam Á, IKEA mới có mặt ở Singapore, Malaysia, Thái Lan.

Công ty của ông Johnathan Hạnh Nguyễn lãi 930 triệu mỗi ngày

Theo báo cáo quý 4 năm 2018 vừa công bố, TCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (UPCoM: SAS, Sasco) có doanh thu thuần hơn 720 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, doanh thu từ bán hàng tại cửa hàng miễn thuế đạt 374 tỷ đồng, chiếm 52% tổng doanh thu của Sasco. 

Cả năm 2018, Sasco đạt doanh thu thuần gần 2.659 tỷ đồng, tăng so với mức 2.369 tỷ của năm 2017. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 341,4 tỷ đồng, tăng 16% so với một năm trước đó.

Chủ tịch Hội đồng quản trị của SASCO hiện là ông Jonathan Hạnh Nguyễn (nhậm chức từ tháng 4/2017). Trong khi đó, vợ ông Hạnh, bà Lê Hồng Thuỷ Tiên là thành viên Hội đồng quản trị SASCO. Bà Thuỷ Tiên còn là Tổng giám đốc Công ty TNHH XNK Liên Thái Bình Dương (IPP Group), một cổ đông lớn của SASCO.

Đại gia tuần qua: Lộ thu nhập gây choáng của đại gia ”ngu gì không làm thép”

Mức thu nhập của vị đại gia ngành tôn thép chỉ bằng 1/3 so với chính bản thân ông cách đây một năm

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Linh ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN