Đại gia họp bàn xây "vương quốc" đảo trong mơ
Đại gia Trung Quốc hiện nay rộ lên sở thích mua đảo. Trong cuộc họp bàn việc xây dựng "vương quốc" các hòn đảo trong mơ, các chủ đảo đã bàn luận sôi nổi, bên cạnh một dàn các cô gái xinh đẹp.
Bên lề một hôi chợ chuyên về hàng xa xỉ như du thuyền, siêu xe, máy bay cá nhân tại tỉnh Quảng Đông, các đại gia Trung Quốc đã cùng ngồi bàn về cách xây dựng “vương quốc đảo” cá nhân, bên cạnh một dàn các cô gái vô cùng xinh đẹp.
Vung tiền mua đảo hiện đang là mốt mới của nhà giàu Trung Quốc. Ông Lin Dong, người sáng lập Hiệp hội Các Chủ đảo Trung Quốc ước tính có khoảng 600 hòn đảo tư nhân ở Trung Quốc, dùng để đầu tư phát triển du lịch hoặc nuôi trồng thủy hải sản. Tuy nhiên, cũng có nhiều đại gia Trung Quốc mua đảo chỉ để xây khu giải trí phục vụ cho mục đích cá nhân.
Đơn cử như trường hợp ông Wang Yue, một luật sư 41 tuổi. Cứ mỗi cuối tuần, ông Yue lại thu xếp rời trung tâm thành phố tới hòn đảo riêng rộng gần 1km nằm cách bờ biển 40 km để tận hưởng không khí trong lành của thiên nhiên.
Các đại gia tại hội nghị dành cho các chủ đảo Trung Quốc lần thứ 2.
Theo ông Yue, ở trên đảo buổi tối, bạn sẽ được tận hưởng cảm giác tuyệt vời với bầu trời đầy sao và ngắm “ngoạn cảnh” mặt trăng nhô lên từ mặt biển.
Trong cuộc họp bàn việc xây dựng "vương quốc" các hòn đảo trong mơ, các chủ đảo đã bàn luận sôi nổi, bên cạnh một dàn các cô gái xinh đẹp.
Tại đây, các đại gia băn khoăn với việc các đảo ở Trung Quốc được bán với số lượng hạn chế đi kèm nhiều điều khoản sử dụng như chỉ được thuê trong vòng 50 năm. Điều này đã khiến nhiều người trong số họ hướng ra thị trường nước ngoài.
Họ để mắt tới các hòn đảo ngoại quốc, tuy nằm xa xôi, cách xa quê nhà nhưng lại được toàn quyền sử dụng và thủ tục mua bán lại vô cùng đơn giản, thậm chí có thể mua đảo qua mạng mà không cần phải thông qua các loại giấy tờ phiền phức.
Đơn cử mới đây, một nữ đại gia Trung Quốc có tên là Wendy Weimei đã bỏ ra 5.6 triệu USD mua hòn đảo Slipper Island - nằm phía Bắc đảo Coromandel của New Zealand để … làm quà tặng con gái. Hòn đảo bao gồm 217 ha đất, 2 căn hộ, 4 căn nhà nghỉ mát, và một đường bay nhỏ...
Trước đó, trang mua bán trực tuyến của Trung Quốc là Taobao cũng đưa 4 hòn đảo tại Fiji, Hy Lạp, Anh và Cananda lên đấu giá trên mạng và 3 trong số đó được bán chỉ trong vòng vài giờ.
Đại gia Lin Dong, người sáng lập Hiệp hội Các Chủ đảo Trung Quốc ước tính có khoảng 600 hòn đảo tư nhân ở Trung Quốc.
Một triệu nhà triệu phú đô la
Một doanh nhân đem cho thuê một hòn đảo tại tỉnh Quảng Đông trong thập niên 90 đã bị vướng vào một cuộc chiến pháp lý lâu dài sau khi chính quyền địa phương năm 2012 “không công nhận” quyền sở hữu của ông.
Với trên một triệu nhà triệu phú đô la, Trung Quốc là kho dự trữ lớn nhất các khách hàng có khả năng đóng vai Rôbinsơn hạng sang. Một số chọn lựa việc mua các đảo nằm ngoài Trung Quốc để tránh né các quy định hạn chế đối với bất động sản.
Báo chí cho biết nữ đại gia Trung Quốc Wendy Weimei Wu đã mua một hòn đảo ở New Zealand tên là Slipper, có một sân bay nhỏ và một số ngôi nhà, với giá 5,6 triệu đô la.
Một đại gia khác đã chi 5 triệu nhân dân tệ (740.000 euro) mua một hòn đảo ở Fidji được rao bán trên mạng năm ngoái. Cũng trong đợt bán đấu giá này, một hòn đảo khác của Anh đã được nhượng lại với giá 4 triệu nhân dân tệ (580.000 euro), theo báo chí chính thức.
“Trung Quốc là thị trường năng động nhất của chúng tôi, và cũng là thị trường lớn nhất”, Manuel Brinkschulte, tổng giám đốc của Vladi Private Islands phụ trách Trung Quốc, xác nhận. Ông cho biết, nếu các khách hàng phương Tây mua đảo để thỏa mãn “sở thích cá nhân”, thì khách Trung Quốc tìm mua những hòn đảo “để đầu tư”.
Trên chiếc điện thoại thông minh, Brinkschulte cho xem lướt qua những tấm hình của một đại gia Trung Quốc ngành công nghiệp thực phẩm, đi cùng với vợ trong chuyến đi tham quan Hy Lạp mới đây. Cuối cùng vị khách đã chọn mua một hòn đảo ở Scotland rộng 140 hecta, có sân gôn và một khách sạn nhỏ. Ông Brinkschulte tiết lộ: “Điều làm cho khách thích thú, là trái ngược với Trung Quốc: Chẳng có ai sống ở đó cả!”.