Có tiền nhàn rỗi, đầu tư vào đâu 4 tháng cuối năm?

Hiện nay các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản trở nên hấp dẫn. USD đang tăng giá khá mạnh khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung xảy ra.

Cuộc đua lãi suất nóng trở lại

Để hút nguồn tiền nhàn rỗi, các ngân hàng lao vào cuộc đua tăng lãi suất huy động bằng những chiêu thức hấp dẫn. Lãi suất huy động tại các ngân hàng thương mại nhỏ tăng khá mạnh, có ngân hàng tăng tới 1,4%/năm.

Ngay từ những ngày đầu tháng 9, 4 "ông lớn" Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) và Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng đã  đồng loạt công bố tăng lãi suất huy động nhiều kỳ hạn thêm 0,1 - 0,2%/năm.

Lãi suất cao nhất của Agribank là: là 6,8% cho kì hạn 18 tháng và 24 tháng; Vietcombank đã điều chỉnh lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng niêm yết tại chi nhánh Sở giao dịch lên mức 6,5%/năm. Vietinbank nâng lãi suất ở các kì hạn dưới 9 tháng, kì hạn 48 tháng đến 60 tháng tăng vượt trội lên mức 7%, cao hơn cả một số ngân hàng ngoài quốc doanh; BIDV công bố mức lãi suất kỳ hạn 48 tháng đều ở mức 6,5%.

Có tiền nhàn rỗi, đầu tư vào đâu 4 tháng cuối năm? - 1

Bảng  lãi suất các ngân hàng quốc doanh và ngoài quốc doanh

Lãi suất tăng, nhiều người “bối rối” khi lựa chọn kênh đầu tư

Trao đổi với phóng viên, Anh Tuấn ở Hà Đông cho hay: “Dự định cuối năm sau mua nhà, nên vợ chồng tôi cũng đã có được một khoản tiền tiết kiệm, mấy ngày qua tôi có tìm hiểu khá kỹ về mức lãi suất huy động mà các ngân hàng công bố. Hai vợ chồng tôi đang tính toán xem có nên gửi tiết kiệm không hay nên đầu tư vào một kênh khác như vàng, chứng khoán… Thời điểm này nhiều ngân hàng đã công bố mức lãi suất khá cao. Tuy nhiên tôi vẫn đang băn khoăn, liệu có duy trì được mức lãi suất này lâu dài hay không?”

Cùng nỗi băn khoăn với anh Tuấn, chị Minh Hằng ở Tây Hồ cho biết trước đây mỗi tháng, khi nhận tiền lương chị lại trích một phần ra mua vàng trang sức, vừa tiện cho việc trưng diện khi có event mà khi cần thì bán đi rất nhanh chứ không mất thời gian làm thủ tục như đi rút ngân hàng, chưa kể nếu rút trước thời hạn thì lãi suất rất thấp. “Mấy hôm nay tôi thấy mọi người bàn nhau rất nhiều về việc gửi tiết kiệm khi lãi suất đang rất hấp dẫn. Tuy nhiên tôi không biết được mức lãi suất này có được áp dụng lâu dài hay không?”, chị băn khoăn.

Theo chuyên gia tài chính ngân hàng Đinh Trọng Thịnh, xu hướng tăng lãi suất tại các ngân hàng vào dịp cuối năm là hoàn toàn có cơ sở, chủ yếu mang tính chu kỳ. Bởi lẽ, cuối năm, nhu cầu vốn tăng cao, là thời điểm các cá nhân, doanh nghiệp thường có nhu cầu rút tiền mặt cao hơn cả và một phần là do nhu cầu cho sản xuất theo chu kỳ cuối năm tăng.

Hơn nữa, do ngân hàng nhà nước siết chặt tín dụng tiêu dùng, đặc biệt là với bất động sản. Lãi suất liên ngân hàng và lãi suất qua đêm tăng dẫn đến lãi suất chung tăng. Mặt khác do áp lực của lạm phát có thể tăng nên việc nâng lãi suất huy động là biện pháp để thu hút khách hàng tích cực gửi tiền, ông Thịnh cho biết thêm.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, hiện nay các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản trở nên hấp dẫn hơn. USD đang tăng giá khá mạnh khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung xảy ra. Do đó, các ngân hàng có chủ trương tăng lãi suất huy động nhằm tránh việc khách hàng rút tiền ra đầu tư vào các kênh khác, đặc biệt là đầu cơ USD

Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Trí Hiếu, khách hàng muốn yên tâm về khoản tiền nhàn rỗi của mình thì vẫn nên lựa chọn kênh gửi tiết kiệm ngân hàng, bởi bất động sản và chứng khoán luôn chứa đựng rất nhiều rủi ro, trong khi USD và vàng đang có nhiều biến động.

Ở Việt Nam, ít vốn thì kinh doanh gì để lời cao?

Bạn chỉ cần biết cách chọn mặt hàng kinh doanh là có thể bỏ ra chi phí rất thấp mà thu lại lãi cao.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Vân ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN