Cổ phiếu tăng giá, ngân hàng sẽ ồ ạt lên sàn

Sự tăng giá mạnh của nhóm cổ phiếu ngân hàng (NH) là một trong những động lực thúc đẩy nhiều ngân hàng lên sàn tới đây.

“Ăn theo” tín dụng, cổ phiếu ngân hàng bứt phá mạnh

Có thể nói, sự tăng giá mạnh của hàng loạt cổ phiếu NH từ đầu năm tới nay đã dẫn dắt và giúp thị trường chứng khoán trở lại vùng giá cao nhất trong 10 năm qua.

Có mức tăng mạnh nhất phải kể tới cổ phiếu MBB của NH Thương mại Cổ phần (TMCP) Quân đội khi mã này tăng ấn tượng 77,47% kể từ đầu năm tới nay và hiện đang xoay quanh mức đỉnh thiết lập phiên 31/7 là 23.800 đồng/cổ phiếu. Sau MBB là hàng loạt cổ phiếu với mức tăng “bám đuổi” như SHB của NHTM CP Sài Gòn Hà Nội (tăng 65,9% kể từ đầu năm), ACB của NH Á Châu (tăng 52,1%), STB của NH Sài Gòn Thương Tín (tăng 32,5%)...

Bên cạnh việc tích cực tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, nhiều ngân hàng đã tích cực tìm đối tác ngoại như LienVietPostBank đã có kế hoạch khóa room ngoại (tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài) chỉ còn 5% trước khi đưa cổ phiếu lên giao dịch tại Upcom. Hay cuối tháng 7 vừa qua, VPBank đã lấp đầy room với sự kiện 1,2 tỷ USD từ một loạt nhà đầu tư nước ngoài đặt mua cổ phiếu. Hoặc như thông tin đang được bàn tán về một đối tác Hàn Quốc có kế hoạch vào mua 10% cổ phần BID…

Nằm trong số ít cổ phiếu “’gây thất vọng” là tân binh VPB của NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng khi giảm 2,2% kể từ khi lên sàn, từ 39.000 đồng/cổ phiếu về 38.150 đồng/cổ phiếu tại thời điểm chốt phiên 6/9.

Trong nhóm NHTM lớn, đáng chú ý nhất là cổ phiếu BID của NH Đầu tư phát triển BIDV với mức tăng 6,45% chỉ sau mấy ngày nghỉ lễ. Tính từ đầu năm tới nay BID đã tăng 35,9%.

Không tăng mạnh như BID song cổ phiếu CTG của NHTM Công thương Vietinbank tính chung từ đầu năm đến nay đã tăng 21,4%...

Các chuyên gia chứng khoán lý giải, nhóm cổ phiếu NH liên tục tăng giá là bởi một số hoạt động được ghi nhận có hiệu quả tích cực như tái cơ cấu, xử lý nợ xấu...

Bên cạnh đó, theo nhận định của Công ty Cổ phần Chứng khoán NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), các cổ phiếu NH đang nhận được sự hỗ trợ tích cực từ các thông tin kinh tế vĩ mô. Trong đó, đáng chú ý nhất là tăng trưởng tín dụng tăng mạnh. Theo thông tin tại kỳ họp thường kỳ Chính phủ tháng 8, tín dụng đối với nền kinh tế đã tăng 10,06% so với tháng 12/2016 (cao hơn cùng kỳ năm 2016 tăng 9,01%). Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nỗ lực giảm lãi suất cho vay thêm khoảng 0,5%, đồng thời cố gắng đạt mức tăng trưởng tín dụng 21% để phấn đấu tăng trưởng kinh tế 6,8%. Việc nới chỉ tiêu tín dụng/huy động sẽ giúp nhiều ngân hàng tăng trưởng mạnh lợi nhuận vào những tháng cuối năm nay.

Cổ phiếu tăng giá, ngân hàng sẽ ồ ạt lên sàn - 1

Nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng giá góp phần giúp thị trường chứng khoán trở lại vùnggiá cao nhất 10 năm qua - Ảnh: Tấn Minh

Ngân hàng sẽ ồ ạt lên sàn

Thị trường chứng khoán khởi sắc, đặc biệt sức hấp dẫn của nhóm cổ phiếu NH là một động lực quan trọng để nhiều NH đẩy nhanh lộ trình niêm yết.

LienVietPostBank (vốn điều lệ 6.460 tỷ đồng) ngày 28/7 đã thông báo chốt danh sách cổ đông để làm thủ tục đăng ký chứng khoán tại trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VDS) và đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết. Lãnh đạo ngân hàng này cho biết, sau khi chốt danh sách cổ đông sẽ tiếp tục hoàn tất các thủ tục để đăng ký chứng khoán tại VDS, đăng ký giao dịch trên hệ thống Upcom.

Đang niêm yết trên sàn Upcom còn có cổ phiếu VIB của NHTM CP Quốc tế (từ ngày 9/1/2017) và Kienlongbank mới gia nhập sàn này từ 29/6 vừa qua. Tiến thêm một bước, VIB đã có kế hoạch niêm yết chính thức trên Sở Giao dịch chứng khoán HCM (HSX) vào năm 2018. Bên cạnh đó, hàng loạt NH cũng đã có kế hoạch đưa cổ phiếu lên sàn như: Techcombank, OCB, Nam Á, MaritimeBank, VietABank, TPBank…

Nếu như trước đây, lãnh đạo một số NH viện lý do thị trường chưa thuận lợi, niêm yết cổ phiếu chưa mang lại giá trị cho cổ đông hay lo sợ nguồn cung ồ ạt thị trường khó hấp thụ thì nay những yếu tố này dường như đang hậu thuẫn cho việc niêm yết.

Xét về yếu tố thị trường, đơn cử như VIB chào sàn Upcom ngày 13/3/2017 với giá 17.500 đồng/cổ phiếu thì nay đang được giao dịch ở mức 21.500 đồng/cổ phiếu (tăng 22,8%), thậm chí có lúc VIB lên 26.500 đồng/cổ phiếu (phiên ngày 17/5). Nhiều cổ phiếu NH khác cũng có chung diễn biến.

Về vốn, theo thống kê, lượng tiền mặt (gồm cả tiền gửi của nhà đầu tư) trong công ty chứng khoán là khá lớn. Tính đến cuối quý II năm nay, 19 công ty chứng khoán đã “bơm” ra thị trường qua hình thức margin lên tới 28.500 tỷ đồng, tăng thêm hơn 3.100 tỷ đồng so với cuối quý I/2017 và tăng thêm hơn 5.000 tỷ đồng so với đầu năm nay. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Cao Sơn (Báo Giao thông)
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN