Cổ phiếu Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ nóng nhất sàn

Cổ phiếu HAG của Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ hấp dẫn nhất trong các blue-chip.

Sàn Thành phố Hồ Chí Minh

Trong suốt thời gian dài vừa qua, cổ phiếu HAG của Hoàng Anh Gia Lai khá yếu thế so với nhiều blue-chip trên sàn khi giao dịch trong biên độ tương đối hẹp. Nhưng kể từ đầu năm 2014, HAG thỉnh thoảng có một vài phiên bứt phá.

Hôm nay, HAG gây ấn tượng mạnh khi nóng nhất trong danh sách blue-chip. Khối lượng giao dịch của HAG tăng vọt, trong đó khối ngoại mạnh tay mua vào cổ phiếu này. Có thời điểm, HAG thậm chí tăng trần dù VN-Index rung lắc mạnh.

Ngay từ giờ mở cửa, VN-Index đã suy giảm khi thị trường đối mặt với áp lực bán ra. Nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn đồng loạt giảm khiến VN-Index càng về cuối phiên càng giảm mạnh. Đây là điều đã được dự báo trước.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/2, VN-Index giảm 2,02 điểm, tương ứng 0,35% và dừng ở mức 570,2 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 163.684.720 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 2.511,5 tỷ đồng, tăng nhẹ so với phiên cuối tuần trước và vẫn ở mức rất cao. Tổng khối lượng giao dịch thỏa thuận là 4.469.820 cổ phiếu, tương ứng 116,13 tỷ đồng. Toàn sàn có có 135 mã tăng giá, 54 mã đứng giá và 106 mã giảm giá.

VN30-Index giảm sâu hơn VN-Index. Chốt phiên giao dịch ngày 17/2, VN30-Index giảm 2,61 điểm, tương ứng 0,41% và dừng ở mức 638,8 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 62.607.760 cổ phiếu, tương ứng 1.332,82 tỷ đồng. Trong nhóm có 6 mã tăng giá, 4 mã đứng giá và 20 mã giảm giá.

Có thể thấy, đa số blue-chip đều đi xuống khiến VN-Index chìm trong sắc đỏ. BVH giảm 300 đồng/CP xuống 47.500 đồng/CP, FPT giảm 500 đồng/CP xuống 56.000 đồng/CP, GAS giảm 1.000 đồng/CP xuống 82.500 đồng/CP, HPG giảm 600 đồng/CP xuống 48.000 đồng/CP, KDC giảm 500 đồng/CP xuống 61.500 đồng/CP,…

Từ cuối tuần trước, ngành ngân hàng đồng loạt công bố kết quả kinh doanh năm 2013 với kết quả không được khả quan. Chính vì vậy, cổ phiếu ngành ngân hàng có phiên giao dịch đầu tuần thất bại. CTG giảm 100 đồng/CP xuống 16.800 đồng/CP, EIB giảm 200 đồng/CP xuống 13.300 đồng/CP, MBB giảm 300 đồng/CP xuống 14.500 đồng/CP, STB giảm 100 đồng/CP xuống 20.500 đồng/CP, VCB giảm 200 đồng/CP xuống 28.800 đồng/CP.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu ngành bất động sản lại “vượt bão” khi tăng rất mạnh. HAG được xem là tâm điểm khi tăng 1.000 đồng/CP lên 25.900 đồng/CP. Trước đó, có thời điểm HAG tăng trần, đạt 26.600 đồng/CP. Khối lượng giao dịch HAG rất cao, vọt lên 12.285.240 đơn vị. Khối ngoại mua vào hơn nửa triệu đơn vị HAG.

Một số cổ phiếu bất động sản khác tăng rất mạnh có thể kể đến như FLC tăng 600 đồng/CP lên 10.800 đồng/C, gần sát giá tăng trần 10.900 đồng/CP, ITA tăng 100 đồng/CP lên 11.900 đồng/CP, DIG tăng 400 đồng/CP lên 15.500 đồng/CP…

Sàn Hà Nội

VN-Index giằng co mạnh. Dù cả 3 đợt đều đóng cửa ở mức giá đỏ nhưng có thời điểm chỉ số này vẫn tìm được sắc xanh. HNX-Index cũng rơi vào tình trạng rung lắc. Tuy nhiên, may mắn hơn VN-Index, cuối phiên, HNX-Index vẫn duy trì được đà tăng của cuối tuần trước.

Kết thúc phiên giao dịch 17/2, HNX-Index tăng 0,88 điểm, tương ứng 1,11% và đóng cửa ở mức 79,64 điểm. Tổng khối lượng giao dịch trên sàn Hà Nội đạt 103.606.279 cổ phiếu, tương ứng 1.014,89 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cuối tuần trước. Khối lượng giao dịch thỏa thuận đạt 1.404.281 cổ phiếu, tương ứng 9,74 tỷ đồng.

Toàn sàn ghi nhận 137 mã tăng giá, 73 mã đứng giá và 85 mã giảm giá.

HNX30-Index tăng mạnh hơn HNX-Index. Đóng cửa phiên 17/2, HNX30-Index tăng 2,65 điểm, tương ứng 1,7% và đóng cửa ở mức 158,2 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 65.680.300 cổ phiếu, tương ứng 763,19 tỷ đồng Trong nhóm có 14 mã tăng giá, 5 mã đứng giá và 10 mã giảm giá.

Nếu trên sàn Thành phố Hồ Chí Minh, blue-chip là nguyên nhân kìm hãm đà tăng của VN-Index thì trên sàn Hà Nội, các cổ phiếu trụ cột lại đóng vai trò dẫn dắt đà tăng của thị trường. Có tới 14/30 mã blue-chip tăng giá. Một số mã tăng mạnh là AAA tăng 700 đồng/CP lên 24.100 đồng/CP, ICG tăng 300 đồng/CP lên 7.600 đồng/CP, IDJ tăng 100 đồng/CP lên 4.800 đồng/CP, PVS tăng 2.200 đồng/CP lên 30.000 đồng/CP,….

Trong danh sách 30 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất sàn Hà Nội, có 2 mã tăng trần. DCS tăng 400 đồng/CP lên 5.100 đồng/CP, SD6 tăng 1.300 đồng/CP lên 14.500 đồng/CP. Cùng với SD6, nhiều cổ phiếu họ Sông Đà khác cũng tăng trần như SD1, SD7, S74.

Trong khi cổ phiếu ngân hàng đồng loạt đi xuống thì SHB bất ngờ đi lên. SHB tăng 200 đồng/CP lên 8.000 đồng/CP. SHB được nâng đỡ bởi nhà đầu tư nước ngoài. Hôm nay khối ngoại mạnh tay mua vào SHB với khối lượng lên tới 1.440.500 đơn vị. Khối lượng giao dịch khớp lệnh của SHB cũng rất cao, đạt 15.604.869 đơn vị.

Công ty chứng khoán Vndirect nhận định hiện tượng phân hóa trên thị trường vẫn tiếp diễn, nhưng cơ hội kiếm lợi nhuận đã hẹp hơn, vì vậy Vndirect không khuyến khích mua mới. Nhà đầu tư cân nhắc tiếp tục nắm giữ hoặc chốt lời dần.

Theo Vndirect, nếu chốt lời, nhà đầu tư vẫn nên chọn lọc cổ phiếu và giữ tỷ lệ cổ phiếu tối thiểu 30% hoặc có thể hơn, tùy tính chất từng mã.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngân Hà ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN