Cổ phiếu “đại gia” hụt hơi cuối phiên
Cổ phiếu “đại gia” hụt hơi cuối phiên khiến thị trường chứng khoán suýt chìm trong sắc đỏ.
Sàn thành phố Hồ Chí Minh
Đêm qua, chứng khoán Mỹ lập kỷ lục cao nhất mọi thời điểm. Tuy nhiên, kỳ tích này của chứng khoán Mỹ không truyền cảm hứng cho nhà đầu tư Việt Nam. Mở cửa phiên giao dịch sáng nay, thị trường đã lộ rõ sự e dè của nhà đầu tư. Dòng tiền dè dặt theo từng lệnh đặt mua. Giá mua cao hơn cũng không đủ sức giúp thị trường giữ vững sắc xanh.
Trong suốt phiên sáng, giao dịch giằng co mạnh. Trên bảng giao dịch điện tử, các chỉ số liên tục đổi màu. Cuối phiên, đà giảm có phần lấn át khi hàng loạt blue-chip đi xuống. Kết phiên sáng, VN-Index giảm 0,38 điểm, tương đương giảm 0,06%, xuống còn 604,26 điểm.
Tới phiên chiều, thị trường phục hồi nhanh hơn dự đoán của nhà đầu tư. Có thời điểm, cả VN-Index và VN30-Index đều tăng hơn 3 điểm. Cuối phiên đà tăng hạ nhiệt nhưng các chỉ số vẫn giữ được sắc xanh. Chốt phiên giao dịch ngày 20/8, VN-Index giảm 0,44 điểm, tương ứng 0,07% và đóng cửa ở mức 604,64 điểm.
Thanh khoản của sàn thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục giảm sút và mất mốc 2.000 tỷ đồng. Tổng khối lượng giao dịch đạt 134.150.022 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 1.863,265 tỷ đồng, giảm nhẹ về khối lượng, giảm khoảng 40% về giá trị. Khối lượng giao dịch thỏa thuận tăng mạnh về cuối phiên và đứng ở mức khá cao, đạt 9.454.161 cổ phiếu, tương đương 185,83 tỷ đồng. Toàn sàn ghi nhận có 119 mã tăng giá, 90 mã đứng giá và 81 mã giảm giá.
VN30-Index chìm trong sắc đỏ ngay trước giờ đóng cửa. Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/8, VN30-Index giảm 0,02 điểm, dừng ở mức 645,44 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 45.812.020 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 1.073.22 tỷ đồng. Nhóm VN30-Index có 11 mã tăng giá, 10 mã đứng giá và 9 mã giảm giá.
KDC là blue-chip có tốc độ tăng mạnh nhất sàn thành phố Hồ Chí Minh. Có lẽ thời điểm này nhà đầu tư kỳ vọng KDC sẽ đạt lợi nhuận khủng trong quý 3 khi mùa bánh trung thu đang diễn ra. KDC tăng 2.500 đồng/CP lên 68.000 đồng/CP. Đầu phiên, KDC khá “nguội” khi đứng ở giá tham chiếu.
Các blue-chip còn lại tăng khá nhẹ. MSN tăng 1.000 đồng/CP lên 83.000 đồng/CP. PVD tăng 1.000 đồng/CP lên 102.000 đồng/CP. VCB tăng 700 đồng/CP lên 26.500 đồng/CP. PVT tăng 400 đồng/CP lên 15.800 đồng/CP. SSI tăng 300 đồng/CP lên 27.700 đồng/CP. REE tăng 200 đồng/CP lên 27.400 đồng/CP.
Ở chiều ngược lại, VNM giảm 2.000 đồng/CP xuống 112.000 đồng/CP. VIC giảm 1.0000 đồng/CP xuống 77.000 đồng/CP. FPT giảm 1.000 đồng/CP xuống 52.000 đồng/CP. GMD giảm 500 đồng/CP xuống 37.000 đồng/CP. HSG giảm 500 đồng/CP xuống 41.500 đồng/CP.
Hôm nay, một số cổ phiếu bất động sản, vật liệu xây dựng đua nhau tăng trần. CYC tăng 200 đồng/CP lên 4.100 đồng/CP. DCT tăng 100 đồng/CP lên 2.700 đồng/CP. DRH tăng 200 đồng/CP lên 4.400 đồng/CP. LGL tăng 300 đồng/CP lên 6.000 đồng/CP. NVN tăng 200 đồng/CP lên 3.100 đồng/CP.
Sàn Hà Nội
Sàn thành phố Hồ Chí Minh rung lắc mạnh nhưng sàn Hà Nội vẫn khá bình lặng trong sắc xanh nhẹ. Đóng cửa phiên giao dịch 20/8, HNX-Index tăng 0,39 điểm, tương ứng 0,48% và đóng cửa ở mức 83,06 điểm. Thanh khoản trên sàn Hà Nội tiếp tục giảm khá mạnh.
Tổng khối lượng giao dịch trên sàn Hà Nội đạt 45.018.906 cổ phiếu, tương ứng 590,49 tỷ đồng, giảm hơn 24% so với hôm qua. Khối lượng giao dịch thỏa thuận đạt 2.488.084 cổ phiếu, tương ứng 18,15 tỷ đồng, đứng ở mức rất thấp. Toàn sàn ghi nhận 100 mã tăng giá, 84 mã đứng giá và 88 mã giảm giá.
HNX30-Index tăng nhẹ hơn HNX-Index. Chốt phiên ngày 20/8, HNX30-Index tăng 0,46 điểm, tương ứng 0,28% và đóng cửa ở mức 168,24 điểm. Khối lượng giao dịch trong nhóm HNX30-Index đạt 31.599.500 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 435,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn trên sàn Hà Nội. Trong nhóm ghi nhận 11 mã tăng giá, 10 mã đứng giá và 9 mã giảm giá.
Trên sàn Hà Nội, blue-chip cũng không biến động mạnh. PGS tăng 1.500 đồng/CP lên 36.100 đồng/CP. PVC tăng 800 đồng/CP lên 29.000 đồng/CP. PVS tăng 500 đồng/CP lên 37.400 đồng/CP. VGS tăng 500 đồng/CP lên 8.300 đồng/CP. DXP tăng 500 đồng/CP lên 40.000 đồng/CP.
Là blue-chip giảm mạnh nhất nhưng PLC cũng chỉ mất 700 đồng/CP và đóng cửa ở mức 23.600 đồng/CP. KLF giảm 300 đồng/CP xuống 12.300 đồng/CP. PVX giảm 100 đồng/CP xuống 4.700 đồng/CP. SD9 giảm 100 đồng/CP xuống 13.900 đồng/CP.