CK chiều 5/6: Bluechip kéo thị trường tăng mạnh
Nhóm cổ phiếu bluechip nhận được sự hỗ trợ mạnh của lực cầu trong buổi chiều, giúp thị trường duy trì được màu xanh đậm khi kết thúc phiên.
Đợt 1, thị trường xác định giá mở cửa cho VN-Index tại mức 413,96 điểm, giảm 2,69 điểm (giảm -0,65%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 2,62 triệu đơn vị, trị giá 70,42 tỷ đồng.
Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, thị trường có sự hồi phục khá nhanh và hướng tới mốc 420 điểm. Đến 09h30, chỉ số VN-Index đứng ở mức 419,20 điểm, tăng 2,55 điểm (0,61%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 6,525 triệu đơn vị, trị giá 128,420 tỷ đồng. Trong số 308 cổ phiếu niêm yết trên HOSE, có 120 mã tăng giá (chiếm 39,0%), 141 mã giảm giá và 47 mã đứng giá.
Lúc này, nhóm VN30 đang có 17 mã tăng giá, 3 mã giảm giá và 9 mã đứng giá. Chỉ số VN30-Index tăng 3,66 điểm (0,74%), lên mức 496,55 điểm.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cùng thời điểm đứng ở mức 72,88 điểm, tăng 0,37 điểm (0,51%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 5,391 triệu đơn vị, trị giá 53,230 tỷ đồng. Số mã tăng giá là 88 (chiếm 22,2% trong tổng số 396 mã niêm yết), số mã giảm giá là 35 và số mã đứng giá là 34.
Tuy nhiên, chỉ sau khoảng 20 phút tăng điểm, thị trường lại cho thấy lực cầu yếu không đủ sức chống đỡ lại lực cung mạnh. Mặc dù thị trường xuất hiện một số tin đồn tích cực như tiếp tục giảm lãi suất, giảm giá xăng nhưng có vẻ như áp lực bán vẫn tiếp tục gia tăng, mà phần nhiều có thể xuất phát từ việc dòng tiền ngoại đang có dấu hiệu “chảy ngược”.
Một số CTCK nhận định, thị trường lúc này vẫn đang tìm kiếm một điểm tựa mới hơn từ phía kinh tế vĩ mô sau khi các thông tin tích cực trước đây hầu như đã được thị trường phản ánh. Xu hướng điều chỉnh và tích lũy của thị trường sẽ khó có thể bị phá vỡ, do đó sự thận trọng và ưu tiên bảo toàn vốn là cần thiết, các nhà đầu tư ngắn hạn hay lướt sóng chưa nên vội vã tham gia thị trường. Đối với các nhà đầu tư trung và dài hạn, việc giải ngân cũng có thể được xem xét tuy nhiên chỉ nên giải ngân có kiểm soát rủi ro, và đảm bảo một tỷ lệ tiền mặt cao trong danh mục.
Đến 09h55, chỉ số VN-Index giảm 1,28 điểm (-0,31%) xuống còn 415,37 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 13,642 triệu đơn vị, trị giá 224,870 tỷ đồng. Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index giảm 0,27 điểm (-0,37%) còn 72,24 điểm, Tổng khối lượng giao dịch đạt 9,094 triệu đơn vị, trị giá 95,800 tỷ đồng.
Những nỗ lực cứu giá cổ phiếu vào 30 phút cuối phiên giao dịch buổi sáng đã giúp thị trường tăng nhẹ.
Chỉ số VN-Index vừa kịp “chớm” qua mốc tham chiếu trong những phút cuối cùng trước khi tạm nghỉ trưa, đứng ở mức 416,69 điểm, tăng nhẹ 0,04 điểm (0,01%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 35,105 triệu đơn vị, trị giá 592,880 tỷ đồng.
Trong số 308 cổ phiếu niêm yết trên HOSE, có 116 mã tăng giá (chiếm 37,7%), 128 mã giảm giá và 64 mã đứng giá.
Lúc này, chỉ số VN30-Index tăng 1,04 điểm (0,21%), lên mức 493,93 điểm với 16 mã tăng giá, 7 mã giảm giá và 7 mã đứng giá.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đứng ở mức 72,38 điểm, giảm 0,13 điểm (-0,18%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 18,828 triệu đơn vị, trị giá 189,540 tỷ đồng. Số mã tăng giá là 74 (chiếm 18,7%), số mã giảm giá là 82 và số mã đứng giá là 86, còn lại là không có giao dịch.
Ba cổ phiếu dẫn đầu về khối lượng giao dịch trên HOSE là ASM, ITA và STB, còn trên sàn Hà Nội là HBB, VND và THV.
Sau 180 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index tăng 2,98 điểm, lên 419,63 điểm (tăng 0,72%). Tổng khối lượng đạt 38.330.260 đơn vị, giá trị giao dịch tăng lên mức 537,77 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 05/06/2012, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 421,02 điểm, tăng 4,37 điểm (+1,05%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 44.526.700 đơn vị, giảm 29,28% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 652,718 tỷ đồng, giảm 29,55%.
Tổng giao dịch thỏa thuận đạt 57.266.452 đơn vị, với tổng giá trị hơn 1.428,65 tỷ đồng. Trong đó, riêng STB được giao dịch thỏa thuận tới 57 triệu cổ phiếu, tương đượng giá trị 1.281,6 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 101.793.152 đơn vị (-28,98%) và tổng giá trị giao dịch đạt 2.081,368 tỷ đồng (-14,82%).
Trong tổng số 309 mã niêm yết trên sàn HOSE, có 187 mã tăng, 54 mã giảm, 53 mã đứng giá. Trong đó, có 68 mã tăng trần, 24 mã giảm sàn và 15 mã không có giao dịch.
Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 7 mã tăng, 3 mã đứng giá là CTG, VIC, GAS.
Cụ thể, MSN tăng 1.000 đồng/cổ phiếu (+1,00%), đạt 101.000 đồng. VNM tăng 500 đồng/cổ phiếu (+0,58%), đạt 86.500 đồng. VCB tăng 500 đồng/cổ phiếu (+1,77%), đạt 28.700 đồng. STB tăng 200 đồng/cổ phiếu (+0,80%), đạt 25.100 đồng.
MBB tăng 200 đồng/cổ phiếu (+1,39%), đạt 14.600 đồng. EIB tăng 200 đồng/cổ phiếu (+1,13%), đạt 17.900 đồng. BVH tăng 100 đồng/cổ phiếu (+0,21%), đạt 48.100 đồng.
Mã ITA dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch khớp lệnh với gần 2,3 triệu đơn vị (chiếm 5,09% tổng khối lượng thị trường), đóng cửa ở mức 7.200 đồng/cổ phiếu sau khi tăng 100 đồng (+1,41%).
Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 20,80% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.
Trong 5 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HOSE, có 1 mã tăng, 1 mã giảm và 3 mã đứng giá. Cụ thể, VFMVF1 tăng 200 đồng lên 8.700 đồng (+2,35%). PRUBF1 đứng ở giá tham chiếu là 6.400 đồng, VFMVF4 là 5.200 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVFA không có giao dịch nên giữ nguyên mức giá 5.800 đồng. MAFPF1 giảm 100 đồng xuống 3.800 đồng (-2,56%).
Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 78 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 1.379.990 đơn vị, bằng 3,1% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường.
Trong đó, MBB được họ mua vào nhiều nhất với 323.000 đơn vị, chiếm 48,36% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Tiếp theo là các mã như GAS (160.290 đơn vị), KDH (100.000 đơn vị), DIG (85.350 đơn vị) và BVH (56.850 đơn vị).
PIT: Ngày GDKHQ nhận cổ tức năm 2011 (5%) và thưởng cổ phiếu (100:4)
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 73,58 điểm, tăng 1,07 điểm (+1,48%). Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá đạt 33.631.000 đơn vị (-17,63%), tổng giá trị đạt hơn 316,15 tỷ đồng (-16,74%).
Phiên này, sàn HNX có 38 cổ phiếu được giao dịch thỏa thuận với tổng khối lượng giao dịch là 6.464.887 đơn vị, trị giá 81,70 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 37.488.236 cổ phiếu (-15,28%), tổng giá trị đạt 369,59 tỷ đồng (-11,94%).
Trong số 396 cổ phiếu niêm yết trên sàn HNX, có 203 mã tăng, có 47 mã giảm, 35 mã đứng giá và 111 mã không có giao dịch. Trong đó có 50 mã tăng trần và 18 mã giảm sàn.
Trong 10 cổ phiếu có ảnh hưởng lớn nhất thị trường, có 8 mã tăng giá và 2 mã đứng giá là NVB,. SQC.
Cụ thể, KLS bình quân đạt 10.400 đồng/cổ phiếu, tăng 400 đồng (+4,00%). VCG bình quân đạt 11.400 đồng/cổ phiếu, tăng 300 đồng (+2,70%).
PVX bình quân đạt 9.700 đồng/cổ phiếu, tăng 300 đồng (+3,19%). PVI bình quân đạt 18.400 đồng/cổ phiếu, tăng 300 đồng (+1,66%).
SHB bình quân đạt 9.300 đồng/cổ phiếu, tăng 200 đồng (+2,20%). HBB bình quân đạt 5.100 đồng/cổ phiếu, tăng 200 đồng (+4,08%).
PVS bình quân đạt 15.500 đồng/cổ phiếu, tăng 200 đồng (+1,31%). ACB bình quân đạt 25.700 đồng/cổ phiếu, tăng 100 đồng (+0,39%).
Mã VND dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch báo giá với hơn 3,05 triệu đơn vị được giao dịch thành công, bình quân đạt 11.600 đồng/cổ phiếu, tăng 700 đồng (+6,42%).
Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 39,31% so với tổng khối lượng khớp lệnh báo giá trong phiên sáng nay.
Nhà đầu tư nước ngoài trong phiên này mua vào 240.900 cổ phiếu (33 mã) và bán ra 463.900 cổ phiếu (20 mã).
Cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều nhất là PVI khi mua vào 100.000 đơn vị, chiếm 194,93% tổng khối lượng giao dịch. Tiếp theo là TH1, VNR, STC, DBC với tổng khối lượng mua vào tương ứng là 20.000, 16.100, 15.700, 11.500 cổ phiếu.
Ngược lại, họ bán ra nhiều nhất là PVI với 100.400 cổ phiếu, chiếm 195,71% tổng khối lượng giao dịch. Tiếp theo là PVS, THV, PLC, SDT với tổng khối lượng bán ra tương ứng là 100.000, 74.000, 63.100, 25.000 cổ phiếu.