Chuyên gia: Sai phạm đất đai như vụ Vũ Nhôm, Út trọc là có tổ chức bao che

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng, giai đoạn 2014-2018 cho thấy sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai diễn ra phổ biến, thường xuyên, phức tạp, điển hình như vụ việc Vũ “nhôm”, Út “trọc”, Thủ Thiêm.

Ông Ánh nói điều này tại hội thảo "Kiểm toán việc quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, môi trường và những vấn đề đặt ra" tổ chức ngày 6/12.

Nói thêm về các vi phạm đất đai, ông Ánh nhắc tới tình trạng để đất hoang hoá, chậm triển khai dự án, giao đất không qua đấu giá, chuyển nhượng dự án sai phép, chậm xử lý tranh chấp khiếu nại về đất đai,... Theo ông, thực tế có nhiều mảnh đất bỏ hoang hàng chục năm, thậm chí cả những mảnh đất có vị trí đẹp, giá trị lớn ở trung tâm đô thị.

Chuyên gia: Sai phạm đất đai như vụ Vũ Nhôm, Út trọc là có tổ chức bao che - 1

Chuyên gia cảnh báo tình trạng tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất khiến ngân sách thất thu

Ông cũng nhắc tới tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích nghiêm trọng nhất là biến đất nông nghiệp, đất rừng thành đất ở, đất sản xuất kinh doanh trái pháp luật, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Ông Ánh nhớ lại vụ cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam hay Vinaconex. Đây là những đơn vị nắm trong tay quỹ đất khổng lồ nhưng đã xuất hiện tình trạng thất thoát. 

Ông nhấn mạnh tình trạng giao đất trái thẩm quyền. Đây là việc theo ông hiếm khi đơn lẻ mà thường có nhóm, tổ chức dung túng, bao che với nhiều cán bộ, tổ chức liên quan.

Vị này khẳng định, mỗi phi vụ đất đai, nhóm lợi ích chia nhau không dưới vài nghìn tỷ. Ông bày tỏ không kỳ vọng ngăn chặn được tất cả những vấn đề mà làm sao giảm thấp nhất thiệt hại.

Cũng nhắc tới đất đai, phó giáo sư, tiến sỹ Lê Xuân Trường, Học viện Tài chính chỉ ra thực tế, khung giá đất quy định tối đa ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh chỉ là 162 triệu đồng/m2. Áp dụng thêm hệ số điều chỉnh, giá tối đa cũng chỉ ở mức hơn 442 triệu đồng/m2. Trong khi ấy, trên thị trường, nhiều mảnh đất có giá trị giao dịch lên tới hơn 1 tỷ đồng/m2.

Vấn đề theo ông là quy trình xây dựng, định giá đất chưa đảm bảo khách quan. Ngoài ra, điều kiện và cơ sở dữ liệu để thực hiện không tốt nên làm sai lệch kết quả thu được.

Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cũng tỏ ra đồng tình. Theo ông, các phương pháp xác định giá đất khác nhau chênh lệch với nhau hàng chục lần giá trị. Trong khi ấy, quy định không bắt buộc áp dụng phương pháp nào. Đây là lỗ hổng dễ bị lợi dụng để trục lợi.

Ông còn chỉ ra lỗ hổng trong quy hoạch. Khi xây dựng quy hoạch, các đơn vị phải lấy ý kiến phản biện của người dân, các bộ, ngành. Tuy nhiên, khi quy hoạch được phê chuẩn, việc điều chỉnh là rất dễ, có khi chỉ cần một người ký là xong.

Riêng với đất vàng, ông Phớc đề xuất, cần thống nhất mục đích sử dụng đất trước và sau chuyển nhượng. Điều này nghĩa là, 1 mảnh đất trước là trụ sở hoặc thương mại thì sau chuyển nhượng cũng phải dùng đúng mục đích như vậy.

Theo ông, nếu mảnh đất đó không có nhu cầu sử dụng hoặc chuyển đổi mục đích, Nhà nước phải thu lại và bán đấu giá. 

Tuýt còi dự án liên quan Vũ ”nhôm” vì chưa đủ điều kiện mở bán

Ngày 24/10, Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng cho biết, vừa có văn bản gửi chủ đầu tư dự án nhà phố Phú Gia Compound (Đà...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Linh ([Tên nguồn])
Thị trường bất động sản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN