Chứng khoán vượt xa “đỉnh” 5 năm

Sau phiên vượt “đỉnh” 5 năm ngày hôm qua, VN-Index tiếp tục bứt phá mạnh.

Sàn thành phố Hồ Chí Minh

Hôm qua, VN-Index tăng vọt, vượt qua ngưỡng 610 điểm và đạt mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Thành tích đó của VN-Index đã giúp thị trường tràn ngập sắc xanh ngay từ giờ mở cửa. Tâm lý e ngại của nhà đầu tư hoàn toàn được gỡ bỏ. Giao dịch ngày càng sôi động giúp thanh khoản đứng ở mức cao.

Nếu hôm qua, thị trường có nhiều thời điểm giằng co thì hôm nay VN-Index đi lên khá bền vững. Chốt phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index tăng 7,2 điểm, tương ứng 1,17% và đóng cửa ở mức 620,14 điểm. VN-Index dễ dàng vượt ngưỡng 620 điểm. Trong 4 chỉ số trên cả 2 sàn giao dịch, VN-Index có tốc độ tăng mạnh nhất.

Thị trường giao dịch sôi động nhưng thanh khoản lại thụt lùi đôi chút. Dù vậy, lượng tiền đổ vào thị trường vẫn rất lớn. Tổng khối lượng giao dịch đạt 163.547.241 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 2.787,083 tỷ đồng, tăng nhẹ về khối lượng nhưng giảm nhẹ giá trị. Khối lượng giao dịch thỏa thuận tiếp tục được cải thiện và đứng ở mức khá cao, đạt 12.223.991 cổ phiếu, tương đương 285,2 tỷ đồng. Toàn sàn ghi nhận có 140 mã tăng giá, 70 mã đứng giá và 71 mã giảm giá.

VN30-Index không tăng mạnh như VN-Index nhưng vẫn duy trì được đà đi lên. Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/8, VN30-Index tăng 5,02 điểm, tương ứng 0,77% dừng ở mức 654,96 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 80.158.750 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 1.739,11 tỷ đồng. Nhóm VN30-Index có 15 mã tăng giá, 7 mã đứng giá và 8 mã giảm giá.

Hôm nay, blue-chip trên sàn thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tăng chậm hơn penny. VIC tăng 1.500 đồng/CP lên 79.000 đồng/CP. HPG tăng 1.000 đồng/CP lên 59.500 đồng/CP. MSN tăng 1.000 đồng/CP lên 85.500 đồng/CP. HSG tăng 900 đồng/CP lên 43.000 đồng/CP. PPC tăng 800 đồng/CP lên 21.600 đồng/CP. ITA tăng 400 đồng/CP lên 8.500 đồng/CP, thấp hơn giá trần chỉ 100 đồng/CP.

Ở chiều ngược lại, blue-chip giảm khá nhẹ. KDC giảm 1.000 đồng/CP xuống 67.500 đồng/CP. CII giảm 200 đồng/CP xuống 21.800 đồng/CP. BVH giảm 100 đồng/CP xuống 42.700 đồng/CP. CSM giảm 100 đồng/CP xuống 43.700 đồng/CP. REE giảm 100 đồng/CP xuống 27.800 đồng/CP. STB giảm 100 đồng/CP xuống 19.000 đồng/CP.

Trong khi đa số các cổ phiếu giảm giá đều có tốc độ đi xuống nhẹ thì PVD lại “rơi” mạnh. PVD giảm 7.000 đồng/CP xuống 98.000 đồng/CP. Trong phiên, không có bất cứ thời điểm nào PVD đạt mức giá xanh hoặc tham chiếu.

Hôm nay, đà tăng của cổ phiếu bất động sản lại được cải thiện với nhiều mã tăng trần. SJS tăng 1.300 đồng/CP lên 20.800 đồng/CP. CLL tăng 300 đồng/CP lên 5.800 đồng/CP. CLG tăng 500 đồng/CP lên 8.000 đồng/CP. KBC tăng 700 đồng/CP lên 11.600 đồng/CP.

Sàn Hà Nội

Trong khi sàn thành phố Hồ Chí Minh nóng hầm hập, sàn Hà Nội chỉ tăng rất nhẹ. Đóng cửa phiên giao dịch 22/8, HNX-Index tăng 0,33 điểm, tương ứng 0,4% và đóng cửa ở mức 83,34 điểm. Thanh khoản trên sàn Hà Nội tiếp tục giảm khá mạnh.

Tổng khối lượng giao dịch trên sàn Hà Nội tiếp tục sụt giảm và khiêm tốn hơn sàn thành phố Hồ Chí Minh và đạt 59.892.631 cổ phiếu, tương ứng 765,22 tỷ đồng. Khối lượng giao dịch thỏa thuận đạt 1.299.417 cổ phiếu, tương ứng 11,37 tỷ đồng, đứng ở mức rất thấp. Toàn sàn ghi nhận 113 mã tăng giá, 81 mã đứng giá và 81 mã giảm giá.

HNX30-Index có tốc độ tăng tương tự HNX-Index. Chốt phiên ngày 22/8, HNX30-Index tăng 0,68 điểm, tương ứng 0,4% và đóng cửa ở mức 168,86 điểm. Khối lượng giao dịch trong nhóm HNX30-Index đạt 41.939.300 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 589,63 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn trên sàn Hà Nội. Trong nhóm ghi nhận 11 mã tăng giá, 10 mã đứng giá và 9 mã giảm giá.

Mặc dù đầu phiên, cổ phiếu dầu khí tăng mạnh nhờ thông tin công ty của Nhật Bản tìm được mỏ dầu ngoài khơi Việt Nam nhưng cuối phiên, đa số các blue-chip thuộc họ dầu khí đều quay đầu giảm điểm. PVG giảm 200 đồng/CP xuống 13.600 đồng/CP. PVC giảm 200 đồng/CP xuống 28.700 đồng/CP. PLC giảm 400 đồng/CP xuống 24.100 đồng/CP.

PVS là blue-chip duy nhất thuộc họ dầu khí tăng điểm. PVS tăng 200 đồng/CP lên 37.400 đồng/CP. Trong phiên, có nhiều thời điểm PVS đã chìm trong sắc đỏ. Hiện tại, PVS đã vượt qua ACB và trở thành công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất sàn Hà Nội.

Những blue-chip còn lại tăng điểm khá khiêm tốn. BVS tăng 600 đồng/CP lên 14.300 đồng/CP. VCG tăng 500 đồng/CP lên 14.500 đồng/CP. BCC tăng 300 đồng/CP lên 8.600 đồng/CP. SCR tăng 200 đồng/CP lên 10.000 đồng/CP. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngân Hà ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN