Chứng khoán “lao dốc”
Vượt quá dự đoán của nhà đầu tư, cả 4 chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam cùng nhau “lao dốc”.
Sàn thành phố Hồ Chí Minh
Đây là khoảng thời gian thị trường chứng khoán điều chỉnh mạnh. Dù không ít người dự đoán hôm nay Vn-Index có thêm một phiên giảm điểm nhưng không nhiều người tưởng tượng VN-Index mất hơn 10 điểm và rời xa ngưỡng quan trọng 600 điểm.
VN-Index đỏ sàn ngay từ đầu phiên. Tuy nhiên, xu hướng giảm chưa thực sự rõ nét. Hết đợt 1, VN-Index giảm nhẹ, giảm 0,11 điểm. Điều đó khiến nhà đầu tư nghĩ tới triển vọng sáng sủa, VN-Index có thể giằng co và đảo chiều. Nhưng triển vọng lạc qua đó không xảy ra. Phần lớn thời gian của phiên hôm nay, VN-Index chìm trong sắc đỏ. Càng tới cuối phiên, tốc độ “lao dốc” của VN-Index càng mạnh.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 15/4, VN-Index giảm 10,02 điểm, tương ứng 1,68% và dừng ở mức 586,09 điểm. VN-Index rời xa ngưỡng 600 điểm. Tổng khối lượng giao dịch trên sàn thành phố Hồ Chí Minh đạt 131.668.530 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 2.424,483 tỷ đồng, tăng nhẹ về khối lượng nhưng giảm nhẹ về giá trị. Tổng khối lượng giao dịch thỏa thuận là 4.834.910 cổ phiếu, tương ứng 139,59 tỷ đồng. Toàn sàn ghi nhận có 32 mã tăng giá, 38 mã đứng giá và 219 mã giảm giá.
VN30-Index “lao dốc” mạnh hơn VN-Index. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 15/4, VN30-Index mất tới 13,38 điểm, tương ứng 2,02% và dừng ở mức 647,74 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 48.888.480 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 1.290,510 tỷ đồng, tăng khoảng 20% so với hôm qua nhưng vẫn đứng ở mức khá thấp. Dòng tiền đang có xu hướng chảy vào penny và midcap nhiều hơn. Nhóm VN30-Index có 2 mã tăng giá, 1 mã đứng giá và 27 mã giảm giá.
2 blue-chip ít ỏi tăng giá ngày hôm nay là MSN và HPG. MSN tăng 500 đồng/CP lên 96.500 đồng/CP, HPG tăng 500 đồng/CP lên 53.500 đồng/CP. Cả MSN và HPG không có bất cứ thời điểm nào giảm giá dù VN-Index rơi mạnh. Khối lượng giao dịch của 2 mã này đứng ở mức rất thấp.
Trong nhóm các cổ phiếu vốn hóa lớn, số mã giảm giá chiếm tỷ trọng áp đảo. PVD giảm 3.000 đồng/CP xuống 82.500 đồng/CP, HPG giảm 2.500 đồng/CP xuống 54.500 đồng/CP. Có thời điểm HPG giảm sàn xuống 53.500 đồng/CP. DPM giảm 2.100 đồng/CP xuống 36.600 đồng/CP, REE giảm 1.700 đồng/CP xuống 29.000 đồng/CP, CSM giảm 1.600 đồng/CP xuống 41.000 đồng/CP, KDC giảm 1.500 đồng/CP xuống 57.000 đồng/CP,….
Thị trường đang giảm sâu nhưng CMX lại “ngược dòng” khi có phiên thứ 2 tăng trần liên tiếp. CMX tăng 300 đồng/CP lên 5.800 đồng/CP. CMX đang được hỗ trợ bởi thông tin Công ty Cổ phần Chế biến và Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Cà Mau ký kết và hợp tác chiến lược với Tập Đoàn Lotte Hàn Quốc.
Cổ phiếu bất động sản, xây dựng đã hụt hơi theo thị trường khi hàng loạt mã giảm sàn. CCL giảm 500 đồng/CP xuống 7.000 đồng/CP, CLG giảm 700 đồng/CP xuống 9.700 đồng/CP, DLG giảm 700 đồng/CP xuống 10.400 đồng/CP, HQC giảm 600 đồng/CP xuống 8.100 đồng/CP, ITC giảm 700 đồng/CP xuống 9.600 đồng/CP, LCG giảm 500 đồng/CP xuống 7.800 đồng/CP,….
Sàn Hà Nội
Sàn Hà Nội “rơi mạnh hơn sàn thành phố Hồ Chí Minh. Kết thúc phiên giao dịch 15/4, HNX-Index giảm 2,46 điểm, tương ứng 2,83% và đóng cửa ở mức 84,34 điểm. Tổng khối lượng giao dịch trên sàn Hà Nội đạt 85.503.069 cổ phiếu, tương ứng 1.008,267 tỷ đồng, tăng khoảng 35% so với hôm qua. Khối lượng giao dịch thỏa thuận đạt 2.619.009 cổ phiếu, tương ứng 31,19 tỷ đồng. Toàn sàn ghi nhận 43 mã tăng giá, 41 mã đứng giá và 209 mã giảm giá.
Trong 4 chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam, HXN30-Index tiếp tục là chỉ số giảm mạnh nhất. Chốt phiên ngày 15/4, HNX30-Index giảm 7,04 điểm, tương ứng 3,9% và đóng cửa ở mức 173,66 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 49.673.300 cổ phiếu, tương ứng 679,496 tỷ đồng. Trong nhóm có 0 mã tăng giá, 0 mã đứng giá và 30 mã giảm giá.
Tất cả 30 blue-chip trong nhóm HNX30-Index đều đỏ sàn khiến chỉ số HNX30-Index giảm sâu. Trong đó có tới 3 mã giảm sàn. DCS giảm 700 đồng/CP xuống 6.400 đồng/CP, PVL giảm 400 đồng/CP xuống 4.300 đồng/CP, SHS giảm 1.100 đồng/CP xuống 10.700 đồng/CP.
Là 2 cổ phiếu vốn hóa lớn nhưng EID và NTP thậm chí không có giao dịch. Cả 2 mã này đều rơi vào tình trạng lực cầu rất khiêm tốn lại được đặt ở mức giá thấp. Trong khi lực cung ở mức giá cao hơn. NTP bên bán chỉ muốn bán ra ở giá xanh.
Số mã tăng trần trên sàn Hà Nội chỉ có thể đếm được trên đầu ngón tay. NVB tăng 600 đồng/CP lên 6.900 đồng/CP, SGC tăng 2.500 đồng/CP lên 28.300 đồng/CP. Khối lượng giao dịch của VNB và SGC vô cùng thấp. Chỉ có đúng 10 cổ phiếu SGC được trao tay.