Cho vay 1 tỷ không thế chấp: Minh bạch để nông dân dễ vay vốn
“Nông dân vay vốn không thế chấp theo Nghị định 55/2015 sẽ vô cùng khó nếu họ không được biết rõ các quy định, không được đơn giản các thủ tục và không được khiếu nại những việc làm chưa đúng của cấp cho vay bên dưới”.
Người dân giao dịch tại Hội sở Agribanh Hà Nội. Ảnh: Đ.D
Thưa ông, các mức cho vay không tín chấp mới đều tăng lên gấp đôi so với quy định cũ (từ 100 triệu đến 1 tỷ đồng). Điều này có đồng nghĩa với việc nông dân sẽ được vay vốn nhiều hơn, thuận lợi hơn không?
Thực tế thời gian qua, mặc dù các tổ chức tín dụng được xem xét cho nông dân vay vốn không có bảo đảm bằng tài sản. Song các đối tượng này phải nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Như vậy có thể hiểu rằng, những nông dân có ruộng đất hay nói cách khác là nông dân có tài sản bảo đảm mới có thể vay được, khiến phần lớn nông dân nghèo thì khó vay vốn, thưa ông?
- Đương nhiên, đã là vay tín chấp thì nông dân sẽ không phải thế chấp. Dân cứ vay. Các quy định lần này phải làm rõ và thông tin công khai, minh bạch đến người nông dân. Trên thực tế nhiều địa phương, cán bộ ngân hàng sợ trách nhiệm, sợ không đòi được tiền cho vay, hoặc cũng có thể do chưa nắm chắc các quy định gây cản trở việc cho vay vốn với nông dân. Nhiều trường hợp còn xảy ra tiêu cực, người cho vay đòi “lại quả” nên gây khó dễ cho nông dân vay vốn. Chính vì thế tôi mới nói phải giải thích rõ cho bà con để họ nắm được các quy định. Ngân hàng cấp trên phải tăng cường kiểm tra hệ thống ngân hàng cấp dưới để giải quyết kịp thời các khiếu nại của bà con.
Nhiều nông dân cũng e ngại các quy trình, thủ tục của ngân hàng như “rào cản vô hình” cản trở họ vay vốn, ví như việc nông dân phải có dự án khả thi khiến cho tiền khó đến tay bà con, thưa ông?
-Tôi cho rằng, để tăng tính khả thi của dự án này thì Nghị định 55 cần có quy định linh hoạt và cải cách về thủ tục hành chính để hỗ trợ khách hàng vay vốn tốt nhất có thể. Đặc biệt là với những hộ không có khả năng thế chấp. Bởi trong kinh doanh vốn phải kịp thời. Nhưng dù vốn ngân hàng đã có, khi đăng ký giao dịch chưa xong thì ngân hàng cũng chưa thể giải ngân.
Ngân hàng phải hướng dẫn người dân về dự án, chứng minh tính khả thi của mỗi dự án phải đơn giản, dễ hiểu với nông dân. Về thời hạn cho vay, bên cạnh quy định thời gian cho vay cụ thể cũng cần quy định cho vay trung, dài hạn theo chu kỳ sản xuất của sản phẩm nông nghiệp, chu kỳ kinh doanh hàng nông sản, phù hợp với từng loại cây trồng, vật nuôi nhằm tránh việc chu kỳ sản xuất chưa thu hoạch đã phải trả nợ ngân hàng gây khó khăn dẫn đến “bán lúa non”.
Xin cảm ơn ông!