Cảnh báo người Việt vay nợ mua sắm quá khả năng chi trả ​

Sự kiện: Kinh Doanh

Tâm lý lạc quan thái quá của người tiêu dùng vào khả năng thu nhập trong tương lai khiến họ sẵn sàng đánh đổi, vay mượn nhiều hơn cho chi tiêu ở thời điểm hiện tại.

Nguồn vốn tín dụng cho vay tiêu dùng chủ yếu đến từ hệ thống ngân hàng, đạt 23,27 tỷ USD, tương đương 87,6%, trong năm 2016. Hiện các ngân hàng TMCP như VPBank, Techcombank, HDBank,….đều định hướng chiến lược phát triển mảng bán lẻ và sở hữu các công ty tài chính riêng.

Sự tham gia của các công ty tài chính nở rộ trong thời gian qua và cung cấp 12,4% tổng vốn vay tiêu dùng, là cơ hội tăng trưởng cho các tổ chức tài chính. Dòng vốn tín dụng tiêu dùng từ hệ thống ngân hàng hướng tới các khoản cho vay lớn như mua bán và sửa chữa nhà ở chiếm 54,3%, và mua sắm phương tiện giao thông chiếm 9,4%, hàng hóa tiêu dùng bền lâu như tivi, tủ lạnh,….chiếm 28% tổng giá trị cho vay của công ty tài chính.

Cảnh báo người Việt vay nợ mua sắm quá khả năng chi trả ​ - 1

Ảnh minh họa: Một Trung tâm mua sắm lớn tại Hà Nội.

Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), xu hướng trên đang tiềm ẩn những nguy cơ nhất định. Rủi ro đầu tiên và đáng quan ngại nhất chính là khả năng người dân vay mượn vượt qua khả năng chi trả của bản thân.

Theo số liệu thống kê, tăng trưởng tín dụng tiêu dùng Việt Nam tăng đột biến, gần 60%, trong năm 2017 và dự báo trong 3 năm tới tốc độ tăng trưởng bình quân của lĩnh vực này lên tới 29%-30%/năm.

Tính tới năm 2016, tỷ lệ tiết kiệm của Việt Nam chỉ đạt 29% GDP, khá thấp trong tương quan so sánh với các quốc gia trong khu vực. Dựa trên những phân tích về xu hướng hành vi tiêu dùng, VDSC nhận thấy tâm lý lạc quan thái quá của người tiêu dùng vào khả năng thu nhập trong tương lai và họ sẵn sàng đánh đổi, vay mượn nhiều hơn cho chi tiêu ở thời điểm hiện tại. Điều này làm gia tăng quan ngại về khả năng trả nợ của người dân. Hơn nữa,  nếu tăng chi tiêu dùng không gắn với tăng trưởng kinh tế thì sức khỏe của nền kinh tế sẽ yếu đi trông thấy trong dài hạn.

Bên cạnh đó, VDSC có cơ sở cho rằng việc tăng trưởng nợ hộ gia đình và diễn biến giá tài sản có sự tương tác hai chiều thông qua bài học lịch sử từ các quốc gia trên thế giới. Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, diễn biến giá nhà tại Canada và Mỹ có sự khác biệt đáng kể. Trong khi chỉ số giá nhà tại Mỹ giảm gần 25% kể từ mức đỉnh giữa năm 2008 thì diễn biến giá nhà tại Canada nhìn chung giữ được xu hướng tăng dài hạn. Một trong những nguyên nhân quan trọng lý giải trường hợp này là do sự khác nhau giữa dòng vốn tín dụng chảy vào khu vực hộ gia đình. Ở chiều ngược lại, khi tài sản bất động sản tăng giá và được sử dụng như một tài sản thế chấp sẽ làm đẹp bức tranh tín dụng của các hộ gia đình. Do đó, các hộ gia đình có xu hướng chủ động sử dụng đòn bẩy tài chính cá nhân.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngân Giang (Infonet)
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN