Các “ông lớn” bia rượu Việt bỗng gặp khó về lợi nhuận

Lãi ròng của các doanh nghiệp như Sabeco, Habeco bất ngờ đi xuống trong quý vừa rồi.

Bia Sài Gòn và Bia Hà Nội đều sụt giảm lợi nhuận

Trong quý 3 vừa rồi, cả hai doanh nghiệp bia hàng đầu của Việt Nam là Sabeco và Habeco đều công bố lợi nhuận suy giảm.

Theo đó, Tổng CTCP Bia - rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) đạt doanh thu hợp nhất quý 3 là 8.563 tỷ đồng, tăng 6,3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do giá vốn hàng bán tăng cao, cụ thể là chi phí nguyên vật liệu cho malt và lon nhôm tăng, lãi gộp của công ty đã giảm 13% còn 1.860 tỷ đồng.

Mặc dù chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty đã được tiết giảm, nhưng lãi ròng của Sabeco vẫn sụt giảm 12,6% xuống 1.034 tỷ đồng, trong đó lãi ròng về công ty mẹ còn 975 tỷ đồng, mất mốc 1000 tỷ lợi nhuận kể từ 2017 cho tới nay.

Các “ông lớn” bia rượu Việt bỗng gặp khó về lợi nhuận - 1

Lợi nhuận về công ty mẹ các quý của Sabeco trong thời gian gần đây. Đơn vị: tỷ đồng

Kém khả quan hơn, CTCP Bia rượu NGK Hà Nội – Habeco thậm chí còn báo lãi quý 3 sụt giảm tới 42% so với cùng kì 2017. Cụ thể, doanh thu thuần của Habeco đạt 2.441 tỷ đồng, giảm 18%.

Các “ông lớn” bia rượu Việt bỗng gặp khó về lợi nhuận - 2

Lợi nhuận về công ty mẹ các quý của Habeco trong thời gian gần đây. Đơn vị: tỷ đồng

Các loại chi phí đều được Habeco đẩy tăng, trong đó chi phí bán hàng tăng 10 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước lên 313 tỷ đồng. Đáng chú ý, chi phí quảng cáo, khuyến mại, hỗ trợ tăng mạnh 60% lên 167,6 tỷ đồng. Chỉ có chi phí quản lý doanh nghiệp được tiết giảm 18%.

Kết quả, quý III, Habeco báo lãi ròng gần 184 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lợi nhuận mang về cho cổ đông công ty mẹ là 180 tỷ đồng, giảm 40%.

Chủ thương hiệu Vodka thua lỗ triền miên

Tình hình kinh doanh của CTCP Cồn rượu Hà Nội – Halico (đơn vị đang phân phối các sản phẩm rượu vodka) còn đang phải vật lộn với thua lỗ. Theo báo cáo tài chính quý 3,  doanh thu thuần của Halico đạt 28,5 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên giá vốn hàng bán lại chiếm tới 24,7 tỷ đồng nên Halico ghi nhận lãi gộp chỉ 3,76 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp ở mức 6,41 tỷ đồng, chi phí bán hàng lên tới 13,95 tỷ đồng. Kết quả, Halico lỗ ròng 15,98 tỷ đồng trong quý 3. Mặc dù vậy, con số này tích cực hơn cùng kỳ năm trước với khoản lỗ 23,15 tỷ đồng.Tính chung 9 tháng đầu năm, Halico lỗ 54,84 tỷ đồng.

Đáng chú ý, ngay từ đầu năm 2018, Halico đã đặt kế hoạch lỗ 58 tỷ đồng, Với kết quả này, trong 9 tháng đầu năm 2018, công ty đã thực hiện được 95% chỉ tiêu lỗ đề ra.

Nhà Cường Đôla lo “vỡ kế hoạch”, cổ phiếu liên tục dò đáy

Cổ phiếu QCG tiếp tục bị nhà đầu tư bán ra mạnh trước tình hình kinh doanh không mấy sáng sủa của công ty.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Sơn ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN