Cả thế giới lo sợ, riêng các đại gia Việt này lại "hả hê"

Thị trường mở rộng, hưởng lợi từ các yếu tố biến động thương mại thế giới, các đại gia ngành dệt may ăn nên làm ra trong 9 tháng đầu năm 2018.

Trong khi thị trường chứng khoán đang thể hiện sự u ám và lao dốc, nhóm ngành dệt may lại là một điểm sáng với diễn biến rất tích cực trong thời gian gần đây cả về kết quả kinh doanh và giá cổ phiếu. Ba doanh nghiệp nổi bật nhất trên sàn hiện nay đó là CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM), CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (TNG) và CTCP Sản xuất kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (GIL).

Kết quả kinh doanh 9 tháng ấn tượng

Theo thông tin từ Dệt may Thành Công (TCM), trong tháng 9/2018, doanh thu thuần của công ty đạt khoảng 14,5 triệu USD và lợi nhuận sau thuế thu về  khoảng 714.000 USD.

Tính chung lũy kế 9 tháng đầu năm 2018, doanh thu TCM đạt khoảng 119 triệu USD, tương đương 2.796,5 tỷ đồng, đạt khoảng 88% kế hoạch năm 2018. Lợi nhuận sau thuế theo đó đạt khoảng 8,6 triệu USD, tương đương hơn 202 tỷ đồng, vượt 7% so với kế hoạch cả năm 2018.

Cả thế giới lo sợ, riêng các đại gia Việt này lại "hả hê" - 1

Doanh nghiệp dệt may đang có được những lợi thế lớn về thị trường xuất khẩu

Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG cũng công bố kết quả kinh doanh quý III/2018 vượt trội so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, doanh thu quý III/2018, TNG đạt 1.240 tỷ đồng doanh thu, lũy kế 9 tháng đạt 2.726 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 46% và 47% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế quý III đạt 63 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng đạt 130 tỷ đồng, tăng lần lượt 40% và 49% so với cùng kỳ năm trước.

Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) được thúc đẩy kí kết và triển khai và Hiệp định CPTPP đang được các nước đẩy nhanh tiến trình là cơ hội để các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam tăng kim ngạch, mở rộng thị trường.

Bên cạnh đó, diễn biến tỷ giá cũng đang có lợi cho doanh nghiệp dệt may. Bởi nguyên liệu nhập về của các doanh nghiệp này chủ yếu bằng đồng Nhân dân tệ, còn bán hàng và thu tiền về bằng đồng USD. Trong khi đó, tỷ giá VND/USD đã tăng mạnh ở giai đoạn giữa quý III và tiếp tục ở mức cao ở thời điệm hiện tại, còn đồng Nhân dân tệ lại đang giảm giá so với USD.

Nhiều chuyên gia cho rằng, nhóm ngành dệt may còn được hưởng lợi từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc leo thang, xu hướng các nhà nhập khẩu Mỹ chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam vốn đã diễn ra trong những năm gần sẽ được đẩy mạnh hơn.

Cổ phiếu dệt may tăng mạnh mẽ bất chấp thị trường chung

Song song với đó, cổ phiếu của những doanh nghiệp dệt may niêm yết thời gian gần đây đã thu hút được sự chú ý rất lớn của nhà đầu tư. Trong phiên 18/9, trước tâm bão Mỹ chính thức áp thuế 10% lên 200 tỷ USD hàng Trung Quốc, cổ phiếu nhóm dệt may vẫn tăng rất mạnh.

Cả thế giới lo sợ, riêng các đại gia Việt này lại "hả hê" - 2

Diễn biến của GIL từ đầu năm đến nay

Đặc biệt, trước sự lo lắng và lao dốc hoảng loạn của chứng khoán Việt Nam cùng thị trường thế giới, các cổ phiếu ngành dệt may vẫn thể hiện những điểm sáng rất tích cực. Trong khi chỉ số VN-Index đã đánh mất toàn bộ thành quả và thậm chí còn sụt 8,53% so với đầu năm 2018, thì TNG vẫn ghi nhận mức tăng gần 40% và GIL tăng tới 43% so với đầu năm.

Một tuần “điêu đứng” của các đại gia Việt

Hàng ngàn tỷ bốc hơi khỏi túi của các ông chủ doanh nghiệp lớn trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Sơn ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN