Biết những "độc chiêu" này, bạn có thể trở thành tỷ phú

Các tỷ phú dù nắm trong tay khối tài sản khổng lồ nhưng họ không bao giờ lãng phí quá mức, luôn tìm cách làm cho những đồng tiền thu được tiếp tục sinh lợi. Dưới đây là những "độc chiêu" tiết kiệm tiền của các tỷ phú.

Tiết kiệm trước rồi mới chi tiêu

Trong số tiền bạn kiếm được hàng tháng, hãy dành riêng ra một khoản nhất định để dành dụm, rồi sau đó dùng phần còn lại để chi tiêu. Nếu chọn cách chi tiêu trước rồi mới để dành phần còn lại thì sẽ rất dễ chi tiêu phung phí. Dành ra một khoản tiết kiệm hàng tháng và bạn sẽ trở nên giàu có hơn. Bạn sẽ không thể trở thành triệu phú chỉ sau một đêm nhưng bạn sẽ chẳng bao giờ giàu có nếu bạn không thể tự kiểm soát tài chính của bản thân mình.

Ông Luke Landes, người sáng lập của Consumerism Commentary, cho biết muốn tiết kiệm tiền thì cần phải nâng cao số tiền tiết kiệm tại các thời điểm nhất định, cụ thể là:

“Tiết kiệm 10% thu nhập của bạn là một khởi đầu tốt nếu bạn không phải bận tâm bất cứ điều gì. Sau đó, tiết kiệm 20% thu nhập của bạn là một bước tiếp theo nếu bạn đang tiết kiệm 10%.”

Không để tiền hao hụt

Người giàu không bao giờ trả tiền cho những gì không cần thiết. Họ rất quan tâm đến các loại lệ phí, chi phí mà họ có thể tránh được.

"Hãy coi chừng các khoản chi phí nhỏ; một rò rỉ nhỏ cũng sẽ nhấn chìm một con tàu lớn" - Benjamin Franklin, chính trị gia, một trong những người lập quốc nổi tiếng nhất của Mỹ.

Biết những "độc chiêu" này, bạn có thể trở thành tỷ phú - 1

Muốn tiết kiệm tiền thì cần phải nâng cao số tiền tiết kiệm tại các thời điểm nhất định. (Ảnh minh họa).

Tận hưởng những gì bạn có

Có rất nhiều người chi tiêu quá tay vì họ cho rằng đó là cần thiết và khiến họ cảm thấy “hạnh phúc” hơn. Trong thực tế, hầu hết những gì bạn thực sự cần đều khá rẻ và và hầu hết những thứ bạn cho rằng cần thiết lại là những thứ phụ.

Bạn không cần quần áo mới nếu những thứ bạn đang có đều phù hợp và đang còn tốt. Bạn không cần một chiếc máy vi tính mới chỉ vì loại máy tính mới ra có hình thức rất đẹp.

Bạn không cần một ngôi nhà mới rộng rãi nếu ngôi nhà bạn đang ở cũng đủ rộng. Theo một thống kê trong thực tế, số diện tích bạn cần chỉ bằng chưa đến 30% số diện tích nhà ở bạn đang có.

Có lẽ số quần áo bạn thường dùng chỉ bằng 1/10 số quần áo bạn mua trong đời.

Bạn hãy nhìn tỷ phú Warren Buffett, hiện ông vẫn sống trong căn nhà nhỏ 5 phòng ngủ tại Omaha, nơi ông đã mua từ năm 1957 với giá chỉ 31,5 nghìn USD; tỷ phú Carlos Slim vẫn sống trong căn nhà cũ của ông trong suốt 40 năm.

Tận hưởng những thứ bạn có và hiểu giá trị của chúng, như vậy bạn sẽ thấy không cần mua thêm nhiều thứ nữa. Khi bạn thay đổi cách suy nghĩ từ mua sắm liên tục thành tận hưởng những thứ đang có, bạn sẽ bắt đầu gặt hái được những thành quả.

Kiểm soát việc chi tiêu

Nếu bạn tiêu nhiều hơn số tiền kiếm được, chắc chắn bạn sẽ mắc nợ. Dạng nợ nần phổ biến nhất là nợ thẻ tín dụng. Do việc đăng ký cấp thẻ tín dụng rất dễ dàng nên bạn hoàn toàn có thể mua được mọi thứ (kể cả những thứ bạn không đủ tiền) qua thẻ tín dụng. Tuy nhiên, thẻ tín dụng có lãi suất cao khiến khoản nợ sẽ tăng theo cấp số nhân theo thời gian, rồi sẽ đến lúc nó vượt quá khả năng thanh toán của bạn.

Biết những "độc chiêu" này, bạn có thể trở thành tỷ phú - 2

Tỷ phú đầu tư Warren Buffett.

Không mua những gì không cần thiết chỉ để gây ấn tượng với mọi người

Mặc dù tất cả chúng ta đều muốn được đồng nghiệp và bạn bè đánh giá cao về những món đồ chúng ta sở hữu, nhưng cần phải lập ra một giới hạn. Bạn nên mua những gì bạn cần, chứ không nên mua những thứ chỉ để gây ấn tượng với người khác.

"Hãy ngừng mua những thứ bạn không cần, chỉ để gây ấn tượng với những người mà bạn thậm chí không thích" - Suze Orman,cố vấn tài chính tại Merrill Lynch, nói.

Chú trọng đến những chi phí nhỏ

Tất cả chúng ta thường rất cẩn trọng với các khoản đầu tư lớn hay mua sắm những món đồ đắt giá. Tuy nhiên, chúng ta có xu hướng chi tiêu thoải mái khi chỉ phải bỏ ra một món tiền nhỏ.

Nhưng hãy nhớ, những khoản chi nho nhỏ này có thể tích thành một món lớn.

Như Suze Orman, cố vấn tài chính tại Merrill Lynch, đã chỉ ra “Nếu bạn đều có thể cắt giảm một chút từ những khoản chi tiêu. Gộp lại, bạn sẽ có một khoản tiết kiệm đáng kể".

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Anh (Đời sống & Pháp luật)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN