Biến rơm rạ bỏ đi thành thứ này, đút túi ngay 200 triệu đồng
Đặc biệt, sản phẩm này còn là kết tinh của nhiều loại hình nghệ thuật in đậm phong cách Trung Hoa.
Rơm rạ là thứ có thể bắt gặp ở bất kỳ vùng nông thôn nào. Thời nay, chúng không có giá trị kinh tế mà chỉ dùng làm chất đốt hoặc làm tro gội đầu. Nhưng qua bàn tay tài hoa của một chàn trai Trung Quốc, thứ rơm rạ không ai thèm ngó ngàng này đã trở thành mặt hàng có giá trị hơn 200 triệu đồng.
Rơm rạ “đổi đời” nhờ bàn tay của nghệ sĩ người Trung Quốc
Anh Thẩm Học Chương là người ở thôn Lan Kiều, thành phố Đồng Hương, Trung Quốc. Bằng đôi tay khéo léo và mắt thẩm mỹ tinh tế, anh đã biến rơm rạ thành những bức tranh nghệ thuật dân gian sống động tuyệt đẹp. Những cọng rơm được anh chọn lọc kỹ càng, mài vót trơn nhẵn, cắt thành hình rồi dán lên bản phác thảo thô. Nguyên liệu “vẽ tranh” bao gồm rơm rạ từ lúa, cao lương.
Chân dung họa sĩ “tranh rơm” Thẩm Học Chương
Không chỉ được làm từ nguyên liệu đặc biệt, tranh của Thẩm Học Chương còn kết hợp nhiều loại hình nghệ thuật Trung Hoa đặc sắc như điêu khắc, quốc họa, tranh cắt, in khắc, tạo nên hiệu ứng lập thể hết sức độc đáo. Những loài động vật trong tranh nhờ vậy mà trở nên vô cùng chân thực.
Đương nhiên, công việc này đòi hỏi người vẽ phải thành thạo nhiều kỹ thuật khó và “nội công thâm hậu”. Anh Chương từ nhỏ đã theo học một họa sĩ của trường đại học mỹ thuật Chiết Giang. Khi học tiểu học, anh từng thấy giáo viên khắc chữ lên trên cọng rơm và bất ngờ nhận ra tiềm năng nghệ thuật từ món đồ quen thuộc này.
Những tuyệt tác đẹp không ngờ làm từ rơm rạ
Sau khi tốt nghiệp cấp 2, Thẩm Học Chương đi làm tại một xưởng may, khi rảnh rỗi sẽ dành thời gian sáng tác tranh rơm rạ. Năm 2012, do công ty phá sản, điều kiện kinh tế khó khăn thôi thúc anh Chương thử đem tranh đi bán tại Hồ Châu, Đồng Hương. Không ngờ sản phẩm của anh được đón nhận nồng nhiệt. Bức đắt nhất bán được 60.000 NDT (~ 200 triệu đồng).
Hiện nay, Thẩm Học Chương được mệnh danh là truyền nhân đại diện cho dự án di sản văn hóa phi vật chất đầu tiên của thành phố Gia Hưng, đồng thời là nhân tài ưu tú của ngành thủ công dân gian tỉnh Chiết Giang. Ngoài ra, anh cũng chuẩn bị mở một phòng di sản văn hóa phi vật thể tranh rơm rạ tại thị trấn Hà Sơn, tạo điều kiện cho các em nhỏ tới chiêm ngưỡng và theo học bộ môn nghệ thuật độc đáo này.
Tưởng rằng đây là hành động khác người, vô bổ và lãng phí thời gian nhưng kết quả lại khiến nhiều người phải kinh...