Bí quyết giúp ông vua bán lẻ Ấn Độ xây dựng lại sự nghiệp sau vỡ nợ
Thị trường bán lẻ cạnh trang khốc liệt khiến tập đoàn Future Group có nguy cơ phá sản. Ngài Kishore Biyani buộc phải thu hẹp quy mô kinh doanh, thậm chí, bán thương hiệu may mặc Pantaloons của mình cho đối thủ cạnh tranh để có tiền trả nợ.
Kishore Biyani, người được mệnh danh là ông vua bán lẻ Ấn Độ đã gia nhập danh sách những tỷ phú giàu có nhất thế giới của tạp chí Forbes sau 6 năm vắng bóng. Được biết, thành tích này có được là nhờ doanh thu tăng vọt, lên đến 355% tại chuỗi bán lẻ Future của ông. Hiện nay, ông đang sở hữu 2,1 tỷ USD – tăng gấp 5 lần so với số liệu năm 2011.
Tỷ phú Kishore Biyani
Kishore Biyani khởi nghiệp với công ty may Pantaloons vào năm 1987. Khi hoạt động kinh doanh dần trở nên ổn định, ông từng bước tiến vào thị trường bán lẻ thông qua các hợp đồng nhập quần áo may sẵn từ những doanh nghiệp khác.
Phân nửa sổ tài sản của ông đến từ tập đoàn bán lẻ Future Group, được tái niêm yết vào tháng 8 năm 2016, với những sản phẩm phục vụ khách hàng thuộc tầng lớp trung lưu. Họ quyết định tăng cường cổ đông, cải thiện lợi nhuận và trả nợ dần. Sự ‘tái xuất’ của Future Group được người tiêu dùng ủng hộ tích cực, giá trị cổ phiếu của tập đoàn hiện đã tăng gấp 3 lần.
Bên trong cửa hàng Big Bazzar tại Ấn Độ
Tập đoàn hiện tại đang sở hữu nhiều chuỗi bán lẻ khác nhau. Trong đó, Future Retail chuyên cung cấp các sản phẩm may mặc, Easy Day là hệ thống cửa hàng tiện lợi và Food Hall bán lẻ thực phẩm.
Hiện tại, tập đoàn vẫn đang ‘gánh’ món nợ lên tới 776 triệu USD. Tuy nhiên, trong năm qua, tình hình tài chính của họ đã có dấu hiệu khởi sắc với sự gia tăng 12% doanh thu, với 2,6 tỷ USD lợi nhuận. Họ đã đón tiếp hơn 300 triệu khách hàng tại các chuỗi cửa hàng bán lẻ và xuất ra 143 đơn hàng trên toàn quốc.
Thất bại vì quá nóng vội
Thời gian đầu lập nghiệp, Kishore Biyani chủ yếu kiếm tiền bằng việc bán vải thun cho các hộ kinh doanh vừa và nhỏ tại Mumbai. Ông hiểu rằng với sự xâm lấn của các thương hiệu nước ngoài, sự bành trướng của thương mại điện tử, đi đầu là Flikart và Amazon, cùng sự phát triển mạnh mẽ của các hãng bán lẻ trong nước như như Reliance Retail và Aditya Birla Retail, thị trường bán lẻ đang dần thay đổi và trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, ông đã sai lầm khi thúc đẩy việc phát triển một cách gấp gáp và ‘đá chéo sân’ sang những lĩnh vực mà họ chưa từng có kinh nghiệm vận hành như bảo hiểm. Để trả nợ Biyani đã phải bán Pantaloons, đứa con tinh thần đầu tiên của ông cho Aditya Birla Group vào năm 2012. Ông đã đóng cửa các cơ sở kinh doanh thất thu, cắt giảm nhân sự chỉ còn 3.000 người.
Kishore Biyani phải bán thương hiệu Pantatoons để trả nợ
Kishore Biyani quyết định cải tiến phương thức kinh doanh, tập trung vào thức ăn và thời trang, 2 lĩnh vực mà ông am hiểu tường tận. Ngài tỷ phú có niềm tin mãnh liệt rằng, ông sẽ xây dựng lại đế chế bán lẻ hàng đầu Ấn Độ của mình.
Ông mạnh tay đầu tư vào công nghệ tại các chuỗi cửa hàng trên toàn quốc. Mỗi nơi đều có các thiết bị điện tử với màn hình cảm ứng, giới thiệu về các sản phẩm của tập đoàn, giúp khách hàng dễ dàng tiếp nhận thông tin hơn.
Bên cạnh đó, Future Group cũng đầu tư phát triển 3 cổng thương mại điện tử. Trong đó, fbonline.in chuyên về thời trang, hometown.in kinh doanh đồ nội thất, ezonline.in cung cấp các thiết bị điện tử.