Bao giờ thu phí trở lại BOT Cai Lậy?
Cho đến giờ bộ Giao thông Vận tải vẫn chưa xác định ngày thu phí ở trạm thu phí BOT Cai Lậy, Tiền Giang mặc dù đã trải qua nhiều cuộc họp bàn.
Báo Tuổi Trẻ đưa tin, chiều ngày 1/6/2018, Thứ thưởng bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Nhật đã làm việc với UBND tỉnh Tiền Giang để bàn giải pháp thu phí trở lại tại trạm BOT Cai Lậy. Tuy nhiên, quyết định khi nào thu, phương án thu phí thế nào vẫn còn bỏ ngỏ.
Trạm thu phí BOT Cai Lậy vẫn chưa xác định ngày thu phí trở lại
Ông Phạm Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang - cho biết cuộc họp có Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang dự và cũng không có kết luận chính thức nào.
Theo ông Tuấn, tỉnh chỉ phân tích những công việc, trách nhiệm của địa phương trong việc giữ gìn an ninh trật tự. Địa phương cũng không chọn phương án nào trong 5 phương án mà bộ GTVT đã công bố. Trong thông báo của Chính phủ cũng không chọn phương án nào mà chỉ giao bộ GTVT kết hợp với các bộ ngành, địa phương quyết định.
Ông Tuấn cho rằng tỉnh có kiến nghị bộ GTVT và bộ Công an phối hợp với các tỉnh thành trong khu vực hỗ trợ Tiền Giang đảm bảo an ninh trật tự. Bởi qua thực tế tại trạm thu phí BOT Cai Lậy vừa qua, cánh tài xế và người dân phản ứng không chỉ là người Tiền Giang mà là của các tỉnh thành khác.
Trong khi đó, Thứ trưởng bộ GTVT Nguyễn Nhật cho rằng cuộc làm việc với tỉnh Tiền Giang chiều 1/6 là để lấy ý kiến của UBND tỉnh xung quanh các vấn đề liên quan đến trạm thu phí BOT Cai Lậy để báo cáo Chính phủ. Còn về thời gian thu lại và phương án giải quyết xung đột tại trạm thu phí này đến thời điểm hiện nay vẫn chưa chính thức được công bố.
Ông Nhật cho biết sẽ cố gắng hoàn tất các bước cuối cùng để trạm thu phí hoạt động trở lại trong tháng 6/2018.
Trước đó, trong buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Tiền Giang ngày 12/4, Thứ trưởng Nguyễn Nhật đã trình 5 phương án thu phí trở lại ở trạm thu phí BOT Cai Lậy. Trong đó, bộ GTVT nghiêng về phương án giữ nguyên trạm thu phí hiện hữu, giảm giá thấp nhất và mở rộng khu vực được miễn giảm.
Mới đây, tại cuộc họp với Chính phủ vào ngày 3/5, Thứ trưởng bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cũng xác nhận nhiều khả năng bộ này sẽ lựa chọn phương án giữ nguyên trạm BOT Cai Lậy, giảm giá vé.
Cách đây 10 ngày, trao đổi với báo VietNamNet, Thứ trưởng Nguyễn Nhật nói rõ, theo chỉ đạo của Thủ tướng, bộ GTVT sẽ có buổi làm việc với tỉnh uỷ, UBND và HĐND tỉnh Tiền Giang để công bố rõ phương án thu giá tại trạm BOT Cai Lậy. Trong 5 phương án bộ GTVT trình Chính phủ thì 3 phương án mua lại trạm thu giá là không khả thi vì thực tế hiện nay ngân sách nhà nước hạn hẹp nên không thể mua lại. Do vậy chỉ có thể xét đến phương án 1 và phương án 2. Theo phương án 1 sẽ giữ nguyên trạm hiện tại, giảm mức thu từ 35.000 xuống 15.000 đồng với xe con. Đây là phương án ít xáo trộn tổ chức giao thông nội đô của thị xã Cai Lậy và ít gây ô nhiễm môi trường. Với mức thu phí 15.000 đồng/ lượt đối với xe con, dự kiến thời gian thu giá trạm BOT Cai Lậy sẽ kéo dài thành 15 năm. Phương án 2, đặt thêm trạm nữa trong tuyến tránh và thu phí cả 2 trạm; khi hoàn vốn trạm ở QL1 thì dỡ và khi hoàn vốn tại trạm tuyến tránh sẽ dỡ bỏ cả 2. Tuy nhiên, nếu thực hiện phương án này thì chi phí thu tăng lên, kéo dài thời gian thu phí, ảnh hưởng tới người dân. Thông báo 64 của Thủ tướng Chính phủ cho biết sẽ chấp nhận đề xuất của bộ GTVT, tuy nhiên Thủ tướng yêu cầu bộ GTVT làm việc với các bộ KH-ĐT, bộ Tài chính, bộ Công an và tỉnh Tiền Giang để thống nhất theo đề xuất. |
Cách đây 10 ngày, trao đổi với báo VietNamNet, Thứ trưởng Nguyễn Nhật nói rõ, theo chỉ đạo của Thủ tướng, bộ GTVT sẽ có buổi làm việc với tỉnh uỷ, UBND và HĐND tỉnh Tiền Giang để công bố rõ phương án thu giá tại trạm BOT Cai Lậy.
Trong 5 phương án bộ GTVT trình Chính phủ thì 3 phương án mua lại trạm thu giá là không khả thi vì thực tế hiện nay ngân sách nhà nước hạn hẹp nên không thể mua lại. Do vậy chỉ có thể xét đến phương án 1 và phương án 2.
Theo phương án 1 sẽ giữ nguyên trạm hiện tại, giảm mức thu từ 35.000 xuống 15.000 đồng với xe con. Đây là phương án ít xáo trộn tổ chức giao thông nội đô của thị xã Cai Lậy và ít gây ô nhiễm môi trường.
Với mức thu phí 15.000 đồng/ lượt đối với xe con, dự kiến thời gian thu giá trạm BOT Cai Lậy sẽ kéo dài thành 15 năm.
Phương án 2, đặt thêm trạm nữa trong tuyến tránh và thu phí cả 2 trạm; khi hoàn vốn trạm ở QL1 thì dỡ và khi hoàn vốn tại trạm tuyến tránh sẽ dỡ bỏ cả 2. Tuy nhiên, nếu thực hiện phương án này thì chi phí thu tăng lên, kéo dài thời gian thu phí, ảnh hưởng tới người dân.
Thông báo 64 của Thủ tướng Chính phủ cho biết sẽ chấp nhận đề xuất của bộ GTVT, tuy nhiên Thủ tướng yêu cầu bộ GTVT làm việc với các bộ KH-ĐT, bộ Tài chính, bộ Công an và tỉnh Tiền Giang để thống nhất theo đề xuất.
Tờ Zing đưa tin, tại cuộc họp báo của văn phòng Chính phủ định kỳ tháng 2/2018, Thứ trưởng bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết cơ quan này đang xây dựng, hoàn thiện 4 phương án khác nhau về trạm thu phí BOT Cai Lậy sau hơn 3 tháng trạm này dừng thu phí.
"Bộ GTVT đưa ra 4 phương án khác nhau, các phương án này đều có ưu điểm và hạn chế riêng, đều liên quan đến yếu tố ban đầu về hợp đồng có điều chỉnh và thời gian thu phí cũng sẽ có khác nhau", Thứ trưởng nói.
Vị Thứ trưởng cũng phân tích thêm có phương án Bộ đề nghị dừng thu phí thì cần xây dựng phương án để xem có nguồn tiền nào để trả và trả theo thời gian, phải đàm phán với nhà đầu tư. Nếu chỉ thu phí trên tuyến tránh thì phải theo dõi lượng xe để tính toán lại thời gian. Nếu thu cả 2 trạm trên quốc lộ 1 và tuyến tránh thì cũng phải tính khác…
Ngày 4/12/2017, Thủ tướng quyết định tạm dừng thu phí tại trạm BOT Cai Lậy (Tiền Giang) từ 1-2 tháng để tiếp tục làm rõ mọi vấn đề và giao bộ GTVT đề xuất phương án. Ngày 30/1, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu bộ GTVT khẩn trương báo cáo Thủ tướng các phương án giải quyết.
Trong năm 2017, những dự án này đã mang về cho Cường Thuận tổng cộng 473 tỷ đồng doanh thu và 316 tỷ đồng lãi ròng.