Apple sẽ chỉ cho 50% nhân viên chuyển về trụ sở phi thuyền
Trụ sở "phi thuyền" mới của Apple đã sẵn sàng đi vào hoạt động. Tuy nhiên, chỉ có 12.000 trong 25.000 nhân viên được chuyển đến trụ sở mới, còn những người khác vẫn làm việc ở chỗ cũ. Điều này cho thấy rõ sự phân chia giai cấp trong văn hóa Apple.
Trụ sở "phi thuyền" mới trị giá 5 tỷ USD của Apple đang hoàn tất những bước cuối cùng để đón khách vào thăm quan tại khu Apple Park. Nhưng một sự thật phải đối mặt đó là "không đủ chỗ trên tàu cho tất cả mọi người", nghĩa là một lượng lớn nhân viên sẽ bị bỏ lại ở trụ sở cũ.
Ai sẽ nhận được tấm vé đi tiếp? Ai sẽ bị bỏ lại? đang trở thành chủ đề của những cuộc suy đoán của mọi người tại công ty lớn thế giới này. Apple cho biết sẽ chuyển 12.000 nhân viên đến "phi thuyền", trong tại khi trụ sở Cupertino hiện tại có tới 25.000 người.
Trụ sở cũ Infinite Loop của Apple.
Tuy nhiên công ty vẫn đang giữ bí mật về kế hoạch di chuyển nội bộ, một số nhóm nhân viên tại Apple biết họ sẽ được chuyển đi nhưng vẫn chưa cụ thể là ngày nào; những người khác lại nghi ngờ mình sẽ không được mời đến "phi thuyền" vì chưa được nhận bất cứ thông báo gì.
Một nhân viên của Apple nói với Business Insider: "bạn không được tự động nhận được thông tin trừ khi bản thân cần biết và nếu bạn không được đi dĩ nhiên cũng không cần phải biết để làm gì". Vậy nên, hiện tại có 2 trạng thái buồn cười đang diễn ra tại văn phòng nhà Táo, người biết được mình sẽ được dời tới Apple Park đang hào hứng tán gẫu những đặc quyền đang chờ đón họ, người khác lại tỏ ra buồn đau vì bị loại trừ.
Sự phân chia giai cấp tại Apple
Hành động tách riêng 2 nhóm người đi và ở vô tình tạo thành sự phân chia giai cấp tại Appler. Những tài năng quý giá nhất sẽ được chuyển tới trụ sở mới, bao gồm Giám đốc điều hành Tim Cook, các nhà phát triển phần mềm cũng như đội thiết kế Jony Ive của Apple. Họ sẽ được "an tọa" tại một trong những nơi đẹp nhất trên tầng 4 của tòa nhà.
Nhưng các phòng ban ít quan trọng hơn, như công nhân của App Store và các hoạt động bán lẻ, sẽ vẫn ở trong các văn phòng nằm rải rác xung quanh thung lũng Silicon. Điều này có nghĩa là những người này thường phải sử dụng dịch vụ đưa đón của Apple tới trụ sở chính chỉ để tham dự các cuộc họp.
Nhân viên của Apple tiếp tục phát biểu với Business Insider:
"Việc di chuyển từ tòa này sang tòa kia sẽ lãng phí thời gian, khí đốt và xây dựng không gian. Trong khi đó tôi từng nghĩ trụ sở trị giá 5 tỷ USD sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề này".
Như vậy, một số nhân viên sẽ phải đi xe bus tới trụ sở chính của Apple, sau đó lại một lần nữa đi về văn phòng của họ. Tại trụ sở Cupertino hiện nay, có thể thường xuyên nhìn thấy những chiếc xe Ford và Toyota màu trắng chuyên dùng để đưa đón nhân viên. Apple cũng đang thử nghiệm một số xe tự lái hãng Lexus SUV màu trắng để tiện cho việc đưa đón này, thông tin được đăng trên tờ New York Times.
Nhưng Apple đã không có bất cứ bình luận gì khi được yêu cầu trả lời về việc chia tách nhân viên sang tòa nhà mới.
"Chúng tôi đã không tạo Apple Park cho tất cả mọi người"
John Ive của Apple, người đứng đầu dự án xây dựng trụ sở mới.
Có rất nhiều lý do khiến Apple chia tách lực lượng nhân viên ra làm 2 toà nhà khác nhau. Một trong số đó chính là những "dự án đặc biệt" của Apple liên quan đến công nghệ trong lĩnh vực y tế, thực tế ảo AR, robot sẽ được tách riêng ra khỏi trụ sở chính rất có thể vì lý do an ninh và bảo mật.
Nhóm dịch vụ trực tuyến dưới sự chỉ đạo của Phó chủ tịch Eddy Cue đã chọn trụ sở cũ của Apple để làm việc, theo Bloomberg đưa tin vào năm 2016.
Apple Park có kiến trúc hình tròn, không gian mở và rỗng ở giữa.
Tòa nhà mới 900 mét vuông là dự án cuối cùng của đồng sáng lập Apple - Steve Jobs, người đã dự đoán đây là "văn phòng làm việc tốt nhất thế giới. Với khối kiến trúc hình tròn, không gian mở và rỗng ở giữa, các cửa sổ lớn trụ sở của Apple được xây lên với mục đích tăng sự trao đổi giữa các nhân viên. Tuy nhiên một số người lại không hoàn toàn thích nó, một số kỹ sư đã quen làm việc trong không gian nhỏ, lo sợ rằng kế hoạch mở cửa quá lớn sẽ làm họ sao nhãng. Vào đầu năm nay, blogger John Gruber của Apple đã đưa tin đồn rằng có tồn tại một tòa nhà riêng tư hơn rất nhiều nằm gần vị trí của "phi thuyền" này.
John Ive của Apple, người đứng đầu dự án xây dựng trụ sở mới, đã bày tỏ sự bối rối khi các văn phòng mới của công ty đã bị chỉ trích bởi những người bên ngoài:"Chúng tôi đã không tạo Apple Park cho tất cả mọi người. Những lời chỉ trích này là hoàn toàn kỳ quặc, chúng tôi tạo ra tòa nhà để chính chúng tôi làm việc chứ không phải là cho các bạn".
"Văn hóa công ty tại Apple"
Trong số các đặc quyền của nhân viên tại Apple Park là cơ sở thực phẩm, phòng tập gym mới, các nhà hát nghệ thuật cho các buổi thuyết trình và một khu vườn khổng lồ đầy cây ăn quả. Tại một số cơ quan liên quan đến vệ tinh thì nhân viên sẽ được phục vụ bằng các máy bán hàng tự động tại tòa nhà khác.
Sẽ có các sự kiện đặc biệt diễn ra như "Beer bashes" - nghĩa là bia sẽ được bán thường xuyên tại Apple Park, nếu những nhân viên vệ tinh muốn tham gia thì họ sẽ phải di chuyển đến đây.
Người trong cuộc đã lên tiếng: "rõ ràng có sự khác biệt lớn về chất lượng môi trường làm việc trong công ty cho những đối tượng khác nhau, nó gây ra sự khó sự và công ty không có một văn hóa thống nhất. Khác hẳn với môi trường tại Facebook, Google, Airbnb, họ tuy nhỏ hơn nhưng ăn dứt Apple về mặt này".
Apple vẫn đang tiếp tục phô trương thanh thế về điều kiện vật chất của mình tại thung lũng Silicon bằng "phi thuyền" khổng lồ thứ 2" ở Sunnyvale. Kế hoạch này đã được phát triển nhanh chóng từ năm 2011, khi mà vừa mới chốt xong dự án xây Apple Park. Việc này cũng đang làm sự cạnh tranh giữa những tài năng tại thung lung Silicon ngày một nóng lên, bởi không thể phủ nhận được những đặc quyền to lớn cho nhân viên mà Apple Park đã mang lại.