7 lời khuyên của vị triệu phú 30 năm chỉ nghiên cứu người giàu
Là một triệu phú tự thân, dành đến 30 năm để nghiên cứu 1.200 người giàu có, tác giả cuốn sách nổi tiếng “Người giàu suy nghĩ thế nào”, Steve Siebold sẽ cho chúng ta những đúc kết quý báu về tầng lớp thượng lưu.
Sự giàu có liên quan đến suy nghĩ, tư tưởng của bản thân mỗi người nhiều hơn chúng ta vẫn nghĩ. Sự thông minh và giáo dục tốt chưa hẳn đảm bảo cho sự giàu có. Steve Siebold đã viết trong cuốn sách của mình thế này:
“Làm giàu bằng suy nghĩ của riêng bạn và bằng chính những gì bạn tin tưởng”. “Không phải chúng ta thiếu khao khát giàu có mà chúng ta thiếu niềm tin vào khả năng của bản thân để biến giàu có thành hiện thực”.
Nếu muốn thực sự giàu có, hãy học theo những người giàu có. Dưới đây là 7 đúc kết mà Siebold muốn chia sẻ trong suốt 30 năm nghiên cứu giới thượng lưu toàn cầu của mình.
Cuốn sách của Steve Siebold
1. Tự nhủ với bản thân mình không thiếu tiền ngay cả khi không có tiền
Người giàu không ngại đầu tư cho tương lai của mình từ hầu bao của người khác. “Nếu họ không đủ khả năng tài chính để đầu tư cho ý tưởng tuyệt vời của mình. Họ sẽ kêu gọi tiền của người khác để biến ý tưởng thành hiện thực” – Siebold viết.
Đứng trước một sự việc, người giàu có sẽ tự hỏi: “Việc này có đáng mua, đầu tư hay theo đuổi không?”. “Nếu câu trả lời là có, tiền bạc sẽ không còn là vấn đề bởi người giàu luôn biết tìm kiếm những khoản đầu tư và những người ưu tú để thu về lợi nhuận”.
2. Coi việc kiếm tiền như một trò chơi
Siebold viết: Người giàu suy nghĩ về kinh doanh, cuộc sống và thu nhập như một trò chơi. Mà đã là trò chơi thì phải giành phần thắng. “Đây là lý do mà các triệu phú vẫn đi làm mỗi ngày để theo đuổi thành công tiếp theo của mình. Tiền với họ lúc này như một thước đo thông báo họ đã đạt được mục tiêu của mình hay chưa”.
Thêm vào đó, sự phấn khích của cuộc chơi đẩy họ lên mức cao hơn giống như chúng ta cố gắng lên level tiếp theo của trò chơi. Vậy là “họ càng phấn khích thì càng làm việc nhiều và càng thêm thành công”.
Steve Siebold đã có 30 năm nghiên cứu về người giàu
3. Biết tham vọng
Trong khi người bình thường đặt kỳ vọng tài chính ở mức thấp để không phải thất vọng thì ngược lại những người giàu lại kỳ vọng cao một cách đặc biệt.
Siebold viết trong cuốn sách: “Muốn biến ước mơ sống dậy, bạn phải có kỳ vọng lớn. Nhiều người trong chúng ta tự giới hạn bản thân ở những mức kỳ vọng trung bình để tự bảo vệ mình khỏi thất bại”.
“Các nhà vô địch không chờ đợi mọi thứ xảy ra mà khiến mọi thứ xảy ra”.
4. Nhân hóa tiền bạc và xem chúng như những người bạn
“Người giàu xem tiền là đồng minh và người bạn vĩ đại nhất của mình”. “Đó là nguồn sức mạnh có thể kết thúc những đêm lo lắng không ngủ, đau đớn thể chất và thậm chí cứu sống họ”.
Trong khi đó người nghèo cho rằng tiền bạc là nguồn gốc của quỷ dữ và mọi tội lỗi. Điều đó khiến người nghèo không dám tiếp cận cơ hội kiếm tiền.
Nếu muốn thực sự giàu có, hãy học theo những người giàu có.
5. Phong tỏa sợ hãi
“Những người vĩ đại đang hoạt động ở cấp độ ý thức không tồn tại sự sợ hãi”. Siebold giải thích: “Ở mức độ tư duy này điều gì cũng có thể. Mỗi giấc mơ có thể điên cuồng nhưng khi thành sự thật lại khiến số đông bất ngờ”.
Để hoạt động ở trạng thái này, bạn phải rời khỏi khu vực an toàn của mình. Để trở thành một triệu phú, tỷ phú là điều không hề dễ dàng.
6. Tự nhủ với bản thân giàu có là tự nhiên
Người giàu tin rằng: “thành công, sự viên mãn và hạnh phúc là trật tự tự nhiên của sự tồn tại”. “Niềm tin duy nhất này thúc đẩy họ luôn hành xử sao cho đảm bảo sự thành công của mình”. Thay vì cảm thấy không xứng đáng với sự giàu có, họ luôn tự hỏi: Sao không phải là tôi?
7. Tự nhủ mình xứng đáng được giàu có
Người giàu không chỉ tin sự giàu có là tự nhiên mà còn nghĩ đó là một quyền. Bạn có quyền làm giàu nến bạn sẵn sàng tạo ra những giá trị to lớn cho những người khác nữa.