5 nền kinh tế bi đát nhất thế giới

Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF vừa đưa ra dự báo về một số nền kinh tế tồi tệ nhất năm 2012 với những chỉ số riêng. Dưới đây là 5 cái tên thảm hại nhất. Mỗi cái tên "sở hữu" một cái "nhất" đáng buồn.

Sudan: Tăng trưởng kinh tế tồi tệ nhất

Tăng trưởng 2012: -7.3%

Xung đột xã hội và nội chiến kéo dài nhiều thập kỷ đã đẩy nền kinh tế quốc gia Bắc Phi này chìm ngập trong cảnh khốn khó.

Việc Nam Sudan - khu vực dầu mỏ lớn chính thức tách khỏi Sudan vào tháng 7/2011 đã trở thành nguyên nhân chính khiến cho triển vọng kinh tế của nước này trở nên mờ mịt.

Theo dự đoán của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF, kinh tế nước này sẽ tăng trưởng âm 7,3% vào năm nay. Đặt Sudan vào vị trí cuối bảng, sau cả Hi Lạp, nền kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng âm 4,5% cũng trong năm nay.

5 nền kinh tế bi đát nhất thế giới - 1

Congo: Thu nhập trên đầu người thảm hại nhất

Thu nhập bình quân đầu người 2012: 231,51 USD/ người/ năm

Mặc dù dồi dào về các nguồn lực nhưng nước cộng hòa dân chủ Congo đã phải vất vả đương đầu với tình trạng bạo động, nghèo đói, tham nhũng hệ thống sau khi giành độc lập từ Bỉ vào năm 1960.

Kinh tế Congo tăng trưởng khá nhanh 6 đến 7% / năm như một dấu hiệu phục hồi sau những năm xung đột trong nước về các nguồn tài nguyên như kim cương, quặng, thiếc... Tuy nhiên GDP của quốc gia này khá thấp, khoảng 25 tỷ USD trong khi đó dân số lại vượt quá con số 73 triệu. Congo trở thành quốc gia có thu nhập bình quân đầu người thảm hại nhất thế giới với chỉ 231 USD.

5 nền kinh tế bi đát nhất thế giới - 2

Belarus: Lạm phát khủng nhất

Lạm phát 2012: 65,9%

Alexander Lukashenko trở thành nhà lãnh đạo của nước này kể từ năm 1994. Belarus thường được gọi là quốc gia có chế độ độc tài cuối cùng của châu Âu và "sở hữu" tỷ lệ lạm phát khủng.

Theo IMF, lạm phát của Belarus sẽ đạt mức 65,9% vào 2012. Thực tế đã là giảm so với năm 2011, khi mà cuộc khủng hoảng tài chính đã khiến tỷ lệ này vọt lên mức 109%.

Cuộc khủng hoảng tiền tệ xảy ra một phần do chính sách tăng lương của chính phủ được thực hiện để níu giữ sự ủng hộ đối với chế độ độc tài. Quyết định này đã dẫn đến hậu quả vô cùng tai hại khi mà khủng hoảng về cán cân thanh toán gia tăng và siêu lạm phát bùng nổ.

Ngân hàng trung ương nước này đã đối phó bằng cách tăng lãi suất, thả nổi đồng tiền ruble và thống nhất tỷ giá. Thêm vào đó, Belarus được nhận khoản trợ cấp 3 tỷ USD từ các nước láng giềng.

5 nền kinh tế bi đát nhất thế giới - 3

Macedonia: Thất nghiệp khủng nhất

Tỷ lệ thất nghiệp 2012: 31,2%

IMF không công bố số liệu về tỷ lệ thất nghiệp của tất cả các quốc gia, tuy nhiên trong số những cái tên xuất hiện trong danh sách thì tỷ lệ này của Macedonia là khủng nhất. Dự báo năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp của nước này lên tới con số 31,2%.

Thất nghiệp đã trở thành vấn đề cực kỳ nghiêm trọng tại Macedonia trong nhiều năm qua mặc dù tăng trưởng kinh tế khá ổn nếu không nói là ấn tượng. Điều này cho thấy, cấu trúc hệ thống chính là nguyên nhân của thực trạng này.

5 nền kinh tế bi đát nhất thế giới - 4

Nhật Bản: Đeo khối nợ khủng nhất

Tỷ lệ nợ 2012: 235,8% of GDP

Ở hầu hết các chỉ số kinh tế khác thì Nhật Bản đều đứng ở hàng ngũ đầu bảng. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế, Nhật Bản sở hữu một nền kinh tế tập trung vào công nghệ. Tốc độ tăng trưởng nhanh và vô cùng ấn tượng đã mang lại cho đất nước này sự ổn định và thịnh vượng đáng mơ ước.

Tuy nhiên, hòn đảo này cũng đang phải vật lộn với khoản nợ chính phủ khổng lồ.

IMF dự đoán đến cuối năm nay, tỷ lệ nợ công của Nhật Bản sẽ là 239%/ GDP, mức cao nhất trên thế giới.

5 nền kinh tế bi đát nhất thế giới - 5

Tuy nhiên, phần lớn số nợ được huy động từ các nhà đầu tư trong nước với mức lãi suất thấp. Mặc dù trong vòng 1 thập kỷ qua, có vài lần tín dụng bị hạ bậc nhưng trái phiếu thời hạn 10 năm của chính phủ vẫn duy trì ở mức thấp, dưới 1%.

Tháng Năm vừa qua, Fitch đã hạ bậc tín dụng của Nhật Bản vì cho rằng biện pháp quản lý nợ của nước này không đủ mạnh mẽ.

Cảnh báo của Fitch đã khiến cho các nhà làm chính sách nước này phải đứng trước nhiều sự lựa chọn khó khăn. Nhật Bản vẫn chưa hồi phục hoàn toàn sau thảm họa kép hồi năm ngoái. Tăng thuế để đối phó với nợ nần trở thành một đề xuất có vẻ rất khó khăn với họ. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hung Ninh ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN