4 chiêu lừa đảo thẻ ngân hàng "xưa rồi diễm" nhưng khách vẫn sập bẫy

Sự kiện: Kinh Doanh

Chắc hẳn không ai muốn một ngày đẹp trời nào đó, tài khoản ngân hàng của bạn bỗng dưng bốc hơi cả trăm triệu đồng.

Cảnh giác mọi nơi mọi lúc

Trước tình trạng ngày càng gia tăng các thủ đoạn lừa đảo tinh vi hòng lợi dụng thông tin, chiếm đoạt tài khoản của khách hàng, một số ngân hàng đã phát đi khuyến cáo để khách hàng phòng tránh.

- Làm quen và tạo lòng tin với khách hàng, sau đó nhờ khách hàng mở tài khoản/thẻ, đăng ký dịch vụ Ngân hàng điện tử và mua lại với giá cao; nhằm sử dụng vào mục đích lừa đảo, rút tiền mặt tại nước ngoài hoặc chuyển tiền.

- Hướng dẫn khách hàng đăng nhập vào các đường dẫn, trang mạng giả mạo hoặc đề nghị khách hàng tải các ứng dụng độc hại, từ đó đánh cắp tên đăng nhập, mật khẩu, mã xác thực OTP.

- Giả danh là cán bộ công an, Viện kiểm sát hoặc an ninh ngân hàng gọi điện thông báo tài khoản của khách hàng bị tội phạm xâm nhập và yêu cầu cung cấp số tài khoản, mật khẩu giao dịch.

- Giả danh là nhân viên ngân hàng gọi điện hỏi thăm để tìm cách khai thác thông tin; hoặc thông báo khách hàng đã trúng thưởng, yêu cầu hoàn tất thủ tục nhận thưởng bằng cách nạp tiền vào số điện thoại chỉ định/chuyển tiền vào tài khoản của bọn tội phạm.

4 chiêu lừa đảo thẻ ngân hàng "xưa rồi diễm" nhưng khách vẫn sập bẫy - 1

Chỉ tiết lộ một thông tin nhỏ, tiền của bạn sẽ "không cánh mà bay".

Bí kíp phòng tránh

Tất cả các thủ đoạn trên đều đã xuất hiện cách đây vài năm tuy nhiên vẫn có nhiều khách hàng "sập bẫy" do cả tin và chưa nắm rõ các quy định bảo mật của ngân hàng. 

Để tránh rơi vào cảnh dở khóc dở cười, ngân hàng khuyến cáo khách hàng cần tuyệt đối không đứng tên hộ người khác để mở tài khoản, mở thẻ và đăng ký dịch vụ Ngân hàng điện tử; nhập thông tin tên truy cập, mật khẩu đăng nhập Internet Banking/Mobile Banking, mã OTP, số tài khoản... của mình vào một trang web hoặc liên kết khác với trang web của ngân hàng hay ứng dụng khác.

Những thông tin về tài khoản hay thẻ ngân hàng số thẻ, ngày hiệu lực, mã số PIN, địa chỉ, họ tên chủ thẻ...) không nên cung cấp cho người khác qua email hay điện thoại.

Khi nhận được các cuộc gọi lạ hay email lạ, có dấu hiệu nghi vấn, khách hàng không nên nạp tiền hoặc chuyển tiền theo yêu cầu hoặc cung cấp/xác nhận những thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng (số thẻ, ngày hiệu lực, mã số PIN, địa chỉ, họ tên chủ thẻ...).

Thông thường, khách hàng chọn mã PIN gắn liền với các thông tin cá nhân như số di động, ngày sinh,… để dễ nhớ nhưng đây là kẽ hở khiến các đối tượng lừa đảo dễ dàng đánh cắp tài khoản của bạn.

Tuyệt đối không cho người khác mượn, sử dụng, sở hữu và quản lý thẻ. Lưu giữ/chia sẻ bản sao mặt trước và mặt sau thẻ.

Thường xuyên đổi mật khẩu, cài đặt mật khẩu theo nguyên tắc an toàn, cài đặt đúng ứng dụng ngân hàng điện tử... là những bí kíp nằm lòng để tránh đi vào vết xe đổ của một số khách hàng đã từng bị kẻ gian lấy cắp dữ liệu.

Khi giao dịch tại ATM, khách hàng nên thực hiện giao dịch tại các máy ATM nơi có đông người qua lại hoặc có bảo vệ. Luôn kiểm tra tiền và lấy lại thẻ sau khi thực hiện giao dịch.

Luôn lấy tay che bàn phím khi nhập mã PIN, đề phòng có người nhìn trộm hoặc quay lén, chú ý không lưu trữ thẻ và mã PIN cùng nơi. Không viết hoặc để lộ mã PIN lên trên mặt thẻ.

Ngừng giao dịch và thông báo ngay cho ngân hàng nếu phát hiện có thiết bị lạ gắn vào khe đọc thẻ/bàn phím hoặc nhiều camera gắn tại cùng một ATM.

Đăng ký và chú ý theo dõi dịch vụ tin nhắn thông báo biến động giao dịch, sao kê sổ phụ tài khoản/ giao dịch thẻ để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Khi có bất kỳ nghi vấn liên quan đến hành vi lừa đảo giao dịch tại ngân hàng, khách hàng cần liên hệ ngay với cơ quan chức năng, đồng thời thông báo cho đường dây nóng hoặc điểm giao dịch của ngân hàng gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoa Liên (Người đưa tin)
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN