Yakult và “cuộc chiến” chống dịch từ bàn ăn

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bên cạnh các giải pháp về rửa tay, sử dụng khẩu trang, tránh tập trung đông người..., phòng bệnh cần bắt đầu ngay từ bàn ăn, với việc bổ sung những thực phẩm nhằm tăng cường sức đề kháng cho mỗi cá nhân. Đó là lời khuyên đang được nhiều chuyên gia chia sẻ trong thời điểm dịch Covid-19 lan rộng.

Như phân tích của PGS Trương Tuyết Mai (Viện dinh dưỡng Quốc gia), các thống kê hiện có cho thấy: đa số các trường hợp tử vong trên thế giới vì dịch Covd-19 là những người già và có các bệnh lý khác đi kèm nên hệ miễn dịch suy yếu. Từ đó, có thể thấy vai trò quan trọng của khả năng miễn dịch, với việc góp phần giảm nguy cơ mắc và giảm mức độ trầm trọng của bệnh cảnh lâm sàng.

Cũng theo chuyên gia này, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc bổ sung probiotic (lợi khuẩn) cho cơ thể là điều cần thiết – khi nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy, probiotic có thể giúp cải thiện chức năng của hệ miễn dịch, cũng như góp phần phòng ngừa các bệnh về nhiễm khuẩn hô hấp bao gồm mắc cúm do virus.

Vậy, lợi khuẩn là gì?

Về bản chất, đó là những vi sinh vật có thể tồn tại tạm thời trong hệ đường ruột và tạo ra những tác động tích cực tới sức khỏe con người. Và dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học, việc sử dụng những thực phẩm có chứa lợi khuẩn đã có từ khá lâu và ngày càng phát triển trên thế giới.

Một ví dụ kinh điển cho xu thế này là trường hợp sữa uống lên men Yakult – một trong những loại đồ uống có chứa lợi khuẩn xuất hiện đầu tiên tại Nhật Bản, khi ra đời vào năm 1935.

Thời điểm ấy, Nhật Bản còn là một quốc gia chậm phát triển và xuất hiện nhiều dịch bệnh. Và người sáng lập ra thương hiệu Yakult - GS bác sĩ Minoru Shirota -  đã đưa ra những quan điểm về sức khỏe (sau này được nâng lên thành Học thuyết Shirota) cũng rất phù hợp với xu thế của y học hiện đại. Tất cả được gói gọn trong vài từ: Kiện trường trường thọ (đường ruột khỏe mạnh sẽ kéo dài cuộc sống); y học phòng ngừa (cần phòng bệnh hơn chữa bệnh); chi phí hợp lý (để có thể tiếp cận rộng rãi với cộng đồng).

Để có thể triển khai những ý tưởng của mình, GS Bác sĩ Shirota đã bỏ ra 15 năm làm việc trong phòng thí nghiệm. Ông phát hiện và nuôi cấy thành công một loại chủng khuẩn sống sót được khi đi qua dịch vị dạ dày và dịch vị mật, từ đó cho phép hỗ trợ chức năng tiêu hóa và hệ miễn dịch của cơ thể người. Tiếp theo, loại chủng khuẩn mang tên L.casei Shirota ấy được phát triển trong một thứ đồ uống có mùi vị hấp dẫn – và đặc biệt, có mức giá rẻ - để cung cấp cho người dân Nhật Bản....

Thực tế, trong 85 năm kể từ khi ra đời, sữa uống lên men Yakult đã khẳng định được giá trị của mình, khi dần mở rộng ra thị trường của 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với lượng tiêu thụ trung bình mỗi ngày hiện vào khoảng 40 triệu chai.

Sữa uống lên men Yakult là sản phẩm ưa chuộng trên các kệ hàng tại hệ thống siêu thị Việt Nam

Sữa uống lên men Yakult là sản phẩm ưa chuộng trên các kệ hàng tại hệ thống siêu thị Việt Nam

Kết quả ấy gắn liền với những nghiên cứu khoa học được thực hiện rộng rãi trên thế giới về tác động của lợi khuẩn L.casei Shirota tới sức khỏe con người. Trong đó, chỉ riêng Viện nghiên cứu vi sinh Yakult tại Nhật Bản  đã có khoảng 1.400 công trình được công bố trên các tạp chí y học quốc tế. Về cơ bản, các nghiên cứu đều cho thấy khả năng làm tăng số lượng tế bào miễn dịch cũng như cải thiện môi trường đường ruột – vốn được coi là não bộ thứ 2 của cơ thể.

Điển hình, một nghiên cứu triển khai trong 12 tuần trên người trưởng thành 30 - 49 tuổi cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên và cảm cúm ở nhóm uống sản phẩm chứa chủng khuẩn L.casei Shirota thấp hơn rõ rệt so với nhóm sử dụng sản phẩm sữa không chứa chủng khuẩn này. Đồng thời, khi mắc bệnh, các đối tượng sử dụng sản phẩm có sự phục hồi nhanh hơn và có gia tăng số lượng tế bào có chức năng miễn dịch trong máu và nước bọt của các đối tượng này.

Tương tự, việc gia tăng số lượng tế bào miễn dịch cũng được ghi nhận trên những người sử dụng sản phẩm có chứa khuẩn L.casei Shirota liên tục trong các thử nghiệm tại Italy (kéo dài 3 tuần) hoặc tại Anh (kéo dài 4 tuần). Hoặc, theo một nghiên cứu khác, việc sử dụng sản phẩm có chứa khuẩn L.casei Shirota còn làm gia tăng số lượng tế bào CD 4 - chỉ số đánh giá tình trạng miễn dịch và nguy cơ nhiễm khuẩn cơ hộ ở các trẻ em bị suy giảm miễn dịch do mắc phải HIV/AIDS.

Những nghiên cứu khoa học ấy, cùng với lịch sử tồn tại 85 năm của sữa uống lên men Yakult, khiến người ta có thể hiểu lý do vì sao loại đồ uống này đã trở thành một phần trong câu khẩu ngữ rất quen thuộc của người Nhật: “Te arai – Ugai – Yakult” (Rửa tay – Súc miệng – Uống Yakult), như một lời lưu tâm về những thói quen đơn giản, nhưng tuyệt đối hữu ích cho sức khỏe hàng ngày.

Với thói quen của người dân Nhật Bản, sữa uống lên men Yakult thường được sử dụng đều đặn 2 chai mỗi ngày. Lý do: với thể tích 65ml, mỗi chai Yakult chứa hơn 6,5 tỷ khuẩn L.casei Shirota. Và các nghiên cứu cho thấy: 13 tỷ lợi khuẩn L.casei Shirota  từ 2 chai sữa nhỏ là đủ để có hiệu quả cho sức khỏe.

Trong thời điểm đại dịch Covid-19 đang diễn ra tại Việt Nam, 100.000 chai Yakult  đã được Yakult Việt Nam chuyển tới các cơ quan hữu quan vào giữa tháng 3 vừa qua để phân bổ cho hệ thống các bệnh viện và khu cách ly tập trung trên toàn quốc. Trước đó, từ ngày 11/2, Yakult Việt Nam cũng đã hỗ trợ miễn phí sản phẩm tại 6 bệnh viện đang điều trị bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2.

“ Được thành lập bởi một vị bác sĩ, Yakult luôn tâm niệm và mang trong mình sứ mệnh chăm sóc cho sức khỏe cộng đồng” – ông Watanabe Masaya, Giám đốc kinh doanh của Yakult Việt Nam, chia sẻ - “Chúng tôi rất tự hào khi những sản phẩm của mình có thể đóng góp một phần vào việc tăng cường sức khỏe cho các y bác sĩ và bệnh nhân đang trực tiếp tham gia chiến đấu với dịch bệnh”

Hơn 100.000 chai sữa uống lên men đã được Yakult Việt Nam hỗ trợ cho các y bác sĩ và bệnh nhân trong cuộc chiến đấu chống bệnh dịch.

Hơn 100.000 chai sữa uống lên men đã được Yakult Việt Nam hỗ trợ cho các y bác sĩ và bệnh nhân trong cuộc chiến đấu chống bệnh dịch.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN