Xúc động bên bữa cơm tất niên cùng những bệnh nhân ung thư

Hàng trăm bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện K cơ sở 2 (Hà Nội) đã quây quần dự một bữa tất niên đặc biệt.

Với mong muốn đem đến không khí đoàn viên ấm áp trong bệnh viện, để người bệnh đón Tết vẹn tròn hơn khi sức khỏe đảm bảo và không còn lo lắng về kinh tế để trở về quê sau đợt điều trị cận Tết, Bệnh viện K tổ chức bữa cơm tất niên cho bệnh nhân ung thư vào ngày 14 tháng Chạp.

Lãnh đạo Bệnh viện K dự bữa cơm tất niên cùng bệnh nhân ung thư. 

Lãnh đạo Bệnh viện K dự bữa cơm tất niên cùng bệnh nhân ung thư. 

Tại cơ sở Tam Hiệp, Bệnh viện K tổ chức Chương trình Tết yêu thương - Cơm sum vầy với hơn 200 người bệnh quây quần bên 40 mâm cơm ngay tại căng tin của bệnh viện.

Chị Trần Thị Phương Thúy - (quê Hà Tĩnh) là người khiếm thị và mắc ung thư. Hai tháng trước, chị thường xuyên nôn ói, đau bụng nên gia đình đưa đến bệnh viện khám. Bác sĩ chẩn đoán chị Thúy bị ung thư tụy. Biết mình mắc bệnh nặng, chị Thúy vẫn lạc quan, quyết tâm chống chọi bệnh tật.

Chị Thúy vừa kết thúc ca truyền hóa chất, dù còn mệt nhưng chị Thúy vẫn hào hứng khi được mẹ dắt tới nhà ăn. Dù không nhìn rõ những người xung quanh nhưng cảm nhận được không khí Tết Nguyên đán, người phụ nữ này liên tục cười.

Bệnh nhân ung thư đón bữa cơm tất niên đặc biệt. 

Bệnh nhân ung thư đón bữa cơm tất niên đặc biệt. 

"Tôi bị ung thư giai đoạn cuối rồi, bác sĩ bảo không mổ được. Tôi không biết mình sẽ đón bao nhiêu cái Tết nữa nhưng đây là bữa cơm tất niên đặc biệt nhất của tôi. Nếu tôi lạc quan sẽ còn nhiều mùa xuân trong cuộc đời mình nữa”, chị Thúy nói.

Mẹ của chị Thúy không giấu được nước mắt khi cùng con dự bữa cơm "có một không hai" này.

Bà Nguyễn Thị Hạnh (quê Quảng Ninh) đang điều trị ung thư cổ tử cung tại Khoa Nội Tam Hiệp, Bệnh viện K suốt 3 năm. Khi phát hiện ung thư giai đoạn 4, di căn xương, bà Hạnh không nghĩ rằng mình có thể sống đến giờ. Trong bữa cơm tất niên đặc biệt trong suốt 64 năm cuộc đời, bà Hạnh chỉ mong mình và những bệnh nhân khác đều vượt qua bệnh tật.

Dù vừa truyền hoá chất xong, người còn mệt nhưng bác NguyễnThị H. vẫn cố gắng tham dự cùng những người bệnh điều trị tại khoa Nội Tam Hiệp.

“Tôi rất xúc động vì bệnh viện tổ chức chương trình ý nghĩa như vậy, hàng ngày chúng tôi đến điều trị là được miễn phí cơm ăn trong ngày và nước uống nên chi phí tiết kiệm được nhiều hơn để lo thuốc thang, Tết đến cũng được hỗ trợ nhiều hơn nên tôi càng yên tâm, cố gắng điều trị”, bác H. chia sẻ.

Rất nhiều tinh cảm, lời chúc mừng năm mới gửi trao từng người bệnh.

Rất nhiều tinh cảm, lời chúc mừng năm mới gửi trao từng người bệnh.

Rất nhiều nước mắt đã rơi khi được nhìn thấy hình ảnh người bệnh xúc động, quây quần thưởng thức bữa cơm sum vầy với những hương vị của ngày Tết cổ truyền như bánh chưng, nem, giò...  Hơn cả bữa cơm tất niên, đó là tình cảm, là tấm lòng, là sự chung tay của cả bệnh viện, nhà hảo tâm dành cho các bệnh nhân ung thư, để mỗi người có thêm nghị lực và lòng quyết tâm chiến thắng bệnh tật, đón thêm thật nhiều mùa xuân.

Rất nhiều tinh cảm, lời chúc mừng năm mới gửi trao từng người bệnh, GS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K chia sẻ: “Chúng tôi tổ chức bữa cơm tất niên thân mật trong không khí hết sức đầm ấm để tất cả người bệnh cảm nhận sự chia sẻ của bệnh viện, của nhà tài trợ, của bác sỹ, điều dưỡng như tình cảm mà những người thân trong gia đình dành cho nhau”.

Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Anh Tú, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện K, Phụ trách cơ sở Tam Hiệp chia sẻ, truyền thống của người Việt từ xa xưa đến nay, bữa cơm tất niên luôn là những giây phút quây quần của mỗi gia đình khi cùng đón chờ thời khắc thiêng liêng năm mới đến gần. Những bệnh nhân xa quê lại càng mong muốn trở về đoàn tụ, sum họp cùng với người thân.

Số người mắc bệnh gan tại Việt Nam khi phát hiện đã quá muộn, các tế bào gan bị phá hủy hàng loạt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo VIỆT ANH ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN