Xuất hiện người nhiễm cúm A/H9N2 đầu tiên
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, Tổ chức Y tế Thế giới vừa công bố trường hợp nhiễm cúm A/H9N2 trên người đầu tiên.
Ngày 19/2, Cơ quan đầu mối (NFP) thực hiện Điều lệ Y tế Quốc tế (IHR) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo ghi nhận trường hợp nhiễm cúm A/H9N2 trên người đầu tiên tại Ai Cập.
Cúm A/H9N7 có thể lây từ gia cầm sang người
Một bệnh nhân xác nhận nhiễm vi rút cúm A/H9N2 đầu tiên tại nước này là một trẻ em, nam, 3 tuổi, cư trú tại Aswan (Ai Cập), được phát hiện nhiễm cúm A/H9N2 bởi hệ thống giám sát cúm gia cầm quốc gia khi thực hiện giám sát thường xuyên.
Bệnh nhân khởi phát ngày 15/1, có biểu hiện sốt, ho và đau họng. Bệnh nhân nhập viện ngày 18/, bệnh nhân bị nghi ngờ nhiễm cúm và được cách ly điều trị cùng ngày.
Bệnh phẩm nhầy mũi, dịch họng đã được lấy vào ngày 18/01/2015 và ngày 20/01/2015 có kết quả xét nghiệm dương tính với cúm A nhưng không có khả năng phân Type tại phòng xét nghiệm địa phương Aswan.
Các mẫu bệnh phẩm đã được gửi đến phòng xét nghiệm sinh học phân tử. Bệnh nhân được điều trị với tình trạng sức khoẻ cải thiện, ổn định và đã được xuất viện vào ngày 21/1/2015.
Sau khi điều tra dịch tễ học, trường hợp này có tiền sử tiếp xúc với gia cầm sống, khỏe mạnh. Tất cả những người tiếp xúc gần trong gia đình người bệnh được theo dõi, giám sát trong vòng 14 ngày và đều không thấy biểu hiện triệu chứng.
Theo các chuyên gia dịch tễ học, chỉ cần một vài thay đổi, virus cúm chim H9N2 có thể lây truyền sang người. virus cúm H9N2 nằm trong nhóm gây bệnh cúm chết người.