Xót xa "nhật ký chờ chết" của bé gái 11 tuổi
Cô bé 11 tuổi mắc bệnh ung thư máu mong cái chết đến sớm để giải thoát cho chính mình và gia đình.
Cô bé Vương Đan Ni - 11 tuổi phát hiện mắc bệnh máu trắng từ năm 9 tuổi
Mới đây, bé gái 11 tuổi tên Vương Đan Ni mắc bệnh ung thư máu đã khiến nhiều người không khỏi xót xa, xúc động. Phát hiện mắc bệnh khi mới 9 tuổi, cả gia đình đã nỗ lực chữa trị cho cô bé suốt 2 năm trời nhưng bệnh tật vẫn bủa vây không chịu buông tha. Cuối cùng, cô bé đã phải bất lực viết trong cuốn nhật ký của mình rằng: “Xin Tử Thần hãy sớm đến mang con đi đi!”.
Cô bé mắc bệnh máu trắng mong cái chết đến sớm
Vương Đan Ni là một cô bé bất hạnh đến từ tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc. Hai năm trước, khi mới 9 tuổi, cô bé được phát hiện mắc bệnh bạch cầu cấp. Suốt những năm qua, bệnh tật luôn đeo bám cô bé và làm đảo lộn cuộc sống của cả gia đình 3 người.
Bệnh tật khiến Vương Đan Ni từ một cô bé dễ thương, hay cười trở nên buồn bã, uể oải. Không còn những tiếng cười đùa, không bạn bè, không được đến lớp và rất nhiều những điều dù nhỏ nhặt với người khác đều trở thành không thể đối với cô bé. Suốt 2 năm nay, Đan Ni sống trong bệnh viện, làm bạn với thuốc và những mũi tiêm.
Ngay ngày đầu tiên khi vừa biết tin mình mắc căn bệnh quái ác, cô bé Vương Đan Ni bắt đầu viết nhật ký. Những suy nghĩ chín chắn trước tuổi được Đan Ni viết trong nhật ký chất chứa đầy đau khổ, phiền muộn và bi thương.
“Con sợ lắm. Con không muốn chết. Con mới 9 tuổi. Con muốn đi học. Con muốn về nhà, về lớp”. Những câu chữ dù hết sức đơn giản nhưng lại khiến người ta xót xa. Những điều được coi là bình thường nhất mà hầu hết mọi đứa trẻ đều được hưởng giờ đây đã trở thành mơ ước không thể với tới của cô bé. Mắc bệnh, cả bầu trời trong cô bé như chuyển hết sang màu xám u ám.
Cha của Đan Ni là một công nhân đóng gạch. Nếu công việc đều đặn và làm việc không ngừng nghỉ, anh có thể kiếm khoảng 4 - 5 ngàn tệ một tháng (tương đương 14 – 17 triệu đồng). Mẹ Đan Ni chỉ ở nhà nội trợ và chăm sóc cô. Khó khăn lắm mới nuôi con khôn lớn thì tin con mắc bệnh máu trắng như sét đánh ngang tai. Để có tiền chữa bệnh cho con, hai vợ chồng đã phải bán rẻ căn nhà ở quê với giá 80 ngàn tệ (tương đương 280 triệu đồng).
Biết cha mẹ ngày đêm vất vả lo lắng, kiếm tiền chữa bệnh cho mình, Đan Ni cảm thấy vô cùng đau khổ. Cô bé biết căn bệnh quái ác này đã khiến cha mẹ vất vả, khổ sở vô cùng nên cũng không dám tâm sự để cha mẹ lo lắng thêm nữa mà chỉ biết viết suy nghĩ của mình lên những trang nhật ký, giống như nói chuyện với một hốc cây không ai biết đến. Đan Ni viết: “Con đã không còn sợ chết nữa rồi. Con hy vọng cái chết mau đến, để cha mẹ con không còn phải khổ sở nữa”.
Thử tưởng tượng, một cô bé 11 tuổi đã phải trải qua những ngày tháng khủng khiếp như thế nào mới có thể thốt ra được những lời như thế? Câu nói đó không chỉ thể hiện sự áy náy với cha mẹ, sự bất lực với cuộc sống, bệnh tật mà còn là sự tuyệt vọng với sự sống.
Bệnh máu trắng là một dạng ung thư máu trong đó, tủy và hệ bạch huyết bị rối loạn, tạo ra những bạch cầu ác tính. Chúng tăng sinh ngoài tầm kiểm soát và nhu cầu của cơ thể, lấn át những tế bào khác trong máu khiến máu không thể thực hiện được các nhiệm vụ như thường lệ. Việc điều trị bệnh máu trắng là vô cùng khó khăn và tốn kém. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh máu trắng 1. Không lạm dụng thuốc: Hết sức thận trọng khi sử dụng các loại thuốc chống ung thư và thuốc ức chế miễn dịch. Không lạm dụng, không sử dụng lâu dài và phải có chỉ định của bác sĩ khi sử dụng những loại thuốc này. Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng thuốc nhuộm tóc. Các nhà nghiên cứu Mỹ đã chỉ ra rằng, những phụ nữ thường xuyên sử dụng thuốc nhuộm tóc có nguy cơ mắc bệnh máu trắng cao gấp 3.8 lần những người không sử dụng thuốc này. Thợ cắt tóc, nhân viên làm đẹp và nhân viên thẩm mỹ thường xuyên tiếp xúc với hóa chất nhuôm tóc cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác. 2. Chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm: Trái cây và rau củ còn tồn dư phân bón hóa học và thuốc trừ sâu khi được hấp thu vào máu sẽ dễ dàng phá hủy chức năng tạo máu bình thường của tủy xương và sau đó gây bệnh. Do đó, rau củ, hoa quả cần được rửa sạch trước khi ăn, hạn chế tồn dư phân bón hóa học và thuốc trừ sâu ở mức thấp nhất. 3. Những người có nguy cơ mắc bệnh cao nên tiến hành kiểm tra định kỳ thường xuyên để phát hiện bệnh sớm. 4. Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại gây ung thư, làm tốt công tác bảo hộ và giám sát, chẳng hạn trong quá trình sản xuất phenol, chlorobenzene, nitrobenzene, hương liệu, dược phẩm, thuốc trừ sâu, sợi tổng hợp, cao su tổng hợp, nhựa, thuốc nhuộm...nên chú ý tránh tiếp xúc hóa chất gây hại. 5. Tránh tiếp xúc quá nhiều với tia X quang và các bức xạ có hại khác. Các nhân viên làm việc liên quan đến tia bức xạ cần làm tốt công tác bảo hộ. Phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh cần đặc biệt tránh tiếp xúc với tia bức xạ. 6. Phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là truyền nhiễm virus, ví dụ như vius RNA dạng C. 7. Lựa chọn nội thất với chất liệu an toàn với môi trường và không độc hại với sức khỏe con người. Nên mở cửa sổ thông thoáng khoảng một tuần sau khi lắp đặt đồ nội thất. Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường như chảy máu không rõ nguyên nhân, sốt, đau khớp, chóng mặt... nên đến bệnh viện kiểm tra sớm. |
Dưới đây là những dấu hiệu sớm của ung thư máu bạn cần cảnh giác.