Xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện ung thư

Sự kiện: Ung thư

Một mẫu xét nghiệm nước tiểu đơn giản có thể phát hiện ung thư tuyến tụy giai đoạn đầu, cứu sống hàng trăm người.

Các nhà nghiên cứu tại Viện Ung thư Barts (Đại học Queen Mary, London) cho biết họ đã nhận dạng 3 protein là dấu hiệu cảnh báo ban đầu của bệnh ung thư tuyến tụy phổ biến. Độ chính xác là hơn 90%. Nó cũng giúp phân biệt được ung thư tuyến tụy với bệnh viêm tụy mạn tính, vốn rất khó phân biệt.

Phát hiện này mang đến những cuộc kiểm tra chi phí thấp, không xâm lấn để sàng lọc những người có nguy cơ mắc bệnh cao.

Xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện ung thư - 1

Hình minh họa

Người đứng đầu nghiên cứu Tatjana Crnogorac-Jurcevic nói: “Chúng tôi chuyên chú vào việc xét nghiệm chẩn đoán bệnh qua nước tiểu vì nó có những điểm thuận lợi hơn xét nghiệm máu. Nó là xét nghiệm có thể lặp lại và không xâm lấn. Chúng tôi hy vọng có thể phát triển xét nghiệm đơn giản, rẻ tiền này và đưa vào sử dụng lâm sàng trong vài năm tới”.

Nghiên cứu đã xem xét 488 mẫu nước tiểu. Trong đó, 192 mẫu từ bệnh nhân ung thư tuyến tụy, 92 mẫu từ bệnh nhân bị viêm tụy mạn tính, and 87 mẫu từ những người tình nguyện khỏe mạnh. 117 mẫu từ những bệnh nhân bị bệnh u gan lành tính và ác tính, bị viêm đường mật.

Đồng tác giả nghiên cứu và là Giám đốc Viện Ung thư Barts, Nick Lemoine cho rằng phát hiện này có thể tạo nên sự khác biệt lớn trong tỷ lệ người bệnh được cứu sống: “Với ung thư tuyến tụy, bệnh nhân thường được chẩn đoán ở giai đoạn cuối. Nếu ung thư được phát hiện ở giai đoạn 2, tỷ lệ sống sót là 20%, giai đoạn 1 với khối u nhỏ thì tỷ lệ này lên tới 60%”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hương Thùy (Pháp luật thành phố)
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN