Xây dựng kế hoạch tiêm vắc-xin COVID-19 cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 5 tuổi

Sự kiện: Vắc-xin COVID-19

Bộ Y tế cần rà soát kế hoạch tiêm vắc-xin 6 tháng cuối năm, xây dựng kế hoạch tiêm vắc-xin năm 2023 và kế hoạch tiêm cho trẻ em từ 6 tháng tuổi đến dưới 5 tuổi.

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 quốc gia yêu cầu Bộ Y tế xây dựng kế hoạch tiêm vắc-xin phòng COVID-19 năm 2023 và kế hoạch tiêm cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 5 tuổi.

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo về kết luận của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19.

Tiêm vắc-xin phòng COVID-19. (Ảnh minh họa).

Tiêm vắc-xin phòng COVID-19. (Ảnh minh họa).

Việt Nam đã ghi nhận sự xuất hiện của cả 2 biến thể phụ này trong cộng đồng. Trong khi đó, việc tiêm vắc-xin chưa đảm bảo tiến độ do nguyên nhân chủ quan và khách quan. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu do công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện tiêm chủng chưa thực sự quyết liệt, khoa học, một bộ phận người dân còn lơ là, chủ quan…

Vì thế, thời gian tới, các ngành, các cấp, địa phương tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trước dịch bệnh, tiếp tục thực hiện mục tiêu kiểm soát dịch bệnh, không để dịch bùng phát trở lại.

Ban chỉ đạo yêu cầu tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm, linh hoạt, hiệu quả 3 trụ cột phòng chống dịch (xét nghiệm, cách ly, điều trị). Công thức 2K (Khẩu trang, Khử khuẩn) + vắc-xin + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác. Bộ Y tế nghiên cứu, ban hành hướng dẫn cụ thể về thực hiện 2K và các thành tố khác.

Bộ Y tế cần rà soát kế hoạch tiêm vắc-xin 6 tháng cuối năm, xây dựng kế hoạch tiêm vắc-xin năm 2023 và kế hoạch tiêm cho trẻ em từ 6 tháng tuổi đến dưới 5 tuổi.

Theo kết quả từ một phân tích mới của Airfinity, vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca và Pfizer được ước tính đã cứu sống 12 triệu người, đóng góp phần lớn vào việc ngăn ngừa tử vong trong năm đầu tiên của chiến dịch tiêm chủng toàn cầu (8/12/2020 tới 8/12/2021).

Cụ thể, vắc-xin của AstraZeneca đã cứu sống được 6,3 triệu người, còn con số ước tính của vắc-xin Pfizer-BioNTech là 5,9 triệu người. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vắc-xin của Sinovac và Moderna đã cứu sống được lần lượt là 2 triệu và 1,7 triệu người.

Theo một nghiên cứu từ tháng trước, vắc xin được ước tính đã cứu sống khoảng 20 triệu người trong năm đầu tiên của chiến dịch tiêm chủng, và hơn một nửa trong số đó là ở các quốc gia phát triển.

Tuy vắc-xin Pfizer, Moderna, AstraZeneca đã giúp giảm thiểu được số ca nhập viện và tử vong, nhưng trong năm ngoái, vẫn còn nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới gặp khó khăn trong việc tiếp cận với vắc-xin.

Bên cạnh đó, AstraZeneca cũng công bố kết quả của cuộc đánh giá dữ liệu của các nhà khoa học tại châu Á từ 79 nghiên cứu đời thực, cho thấy hai liều vắc-xin Vaxzeria và các vắc-xin sử dụng công nghệ mRNA có hiệu quả bảo vệ cao tương đương nhau trong việc ngăn ngừa nguy cơ nhập viện và tử vong.

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao đã khỏi COVID rồi vẫn nên tiêm vắc-xin đủ liều?

Đã khỏi COVID-19, một số người có thể đạt "miễn dịch tự nhiên", vậy có cần tiêm vaccine? Nghiên cứu cho thấy, tiêm chủng cung cấp một lớp bảo vệ bổ sung hiệu quả...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Vắc-xin COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN