WHO nói gì về Covid-19?

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang tiếp tục làm việc với các quốc gia và các chuyên gia để tìm hiểu về Covid-19. Trong khi vẫn còn nhiều điều chưa biết về virus mới này, WHO đưa ra một số thông tin giúp người dân có những biện pháp có thể thực hiện để bảo vệ bản thân và người thân của mình.

WHO nói gì về Covid-19? - 1

Người nhiễm Covid-19 có thể nặng đến mức nào và triệu chứng là gì?

Dựa trên thông tin chúng tôi hiện có, virus này có thể gây ra các triệu chứng nhẹ giống như cúm nhưng cũng có thể gây bệnh nặng. Bệnh nhân bị nhiễm virus sẽ xuất hiện một loạt triệu chứng.

Mặc dù bệnh này có thể gây bệnh nặng ở một số người, nhưng hầu hết chỉ mắc bệnh nhẹ. Vì vậy, những gì chúng ta thấy hiện nay không giống như hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) hoặc hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS).

Trong khi những thông tin về dịch bệnh này đang thay đổi nhanh chóng thì tỷ lệ tử vong hiện nay là khoảng 2%, và tỷ lệ nguy kịch hiện chiếm khoảng 3%. Thống kê các trường hợp tử vong cho thấy, những người lớn tuổi mắc các bệnh lý nền (bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch hoặc bệnh mạn tính khác như ung thư) vốn dĩ có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của họ, có tỷ lệ tử vong cao hơn đáng kể.

Covid-19 khác gì với cảm cúm hoặc cảm lạnh thông thường?

Những người bị nhiễm virus Covid-19, bị cảm cúm hay cảm lạnh thường đều có những triệu chứng hô hấp như sốt, ho và sổ mũi. Mặc dù có nhiều triệu chứng giống nhau nhưng chúng lại do các loại virus khác nhau gây ra. Chính do sự giống nhau này nên rất khó để có thể chẩn đoán bệnh nếu chỉ dựa vào các triệu chứng.

Vì vậy, để xác định các ca nhiễm virus Covid-19 cần đến các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. WHO luôn khuyến cáo những người bị ho dai dẳng, sốt và cảm thấy khó thở nên đi khám sớm. Bạn cũng nên kể cho nhân viên y tế biết nếu bạn có đi tới Hồ Bắc trong vòng 14 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện, hoặc nếu bạn đã có tiếp xúc gần với một người bị ốm và có những triệu chứng hô hấp.

Truyền thông đưa tin virus có thể lây truyền trước khi xuất hiện triệu chứng ở người bệnh, điều đó đúng hay không?

Việc xác định thời gian người bị nhiễm virus truyền bệnh cho những người khác là hết sức quan trọng đối với những nỗ lực kiểm soát dịch bệnh. Bệnh án chi tiết của những người bị nhiễm bệnh có chứa những thông tin cần thiết giúp xác định thời gian lây nhiễm của loại virus mới này.

Những báo cáo gần đây cho thấy những người bị nhiễm Covid-19 có thể lây bệnh sang cho những người khác ngay cả khi chưa có những triệu chứng rõ ràng. Mặc dù vậy, những dữ liệu hiện có chỉ ra rằng những người có triệu chứng mới là nguồn lây bệnh chính.

Virus này có thể lây truyền qua khí dung (Aerosol) không?

Chúng tôi hiểu rằng một số người đang đánh đồng khí dung (aerosol) tức là lây truyền qua không khí. Các giọt bắn, tiếp xúc trực tiếp và truyền qua không khí là các cách truyền bệnh truyền nhiễm từ người sang người. Tuy nhiên, các giọt bắn có kích thước quá lớn và nặng nên không thể bay lơ lửng trong không khí trong thời gian dài, do đó hầu hết chúng bám vào các vật tiếp xúc trong khoảng cách gần.

Hiện tại, bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy virus Covid-19 lây lan qua tiếp xúc và giọt bắn. Chính quyền Trung Quốc đã làm rõ rằng không có bằng chứng cho thấy khí dung (aerosol) là đường truyền chính cho virus Covid-19. Một lần nữa, đây là virus mới và chúng tôi đang tiếp tục theo dõi các đường lây truyền có thể.

Nhận bưu kiện từ Trung Quốc hay từ những nơi đã phát hiện virus có an toàn không?

Những phân tích trước đây về các loại virus corona khác cho thấy chúng không tồn tại quá lâu trên một bề mặt. Vì thế, rất khó để bị nhiễm Covid-19 nếu bạn chỉ chạm vào mặt ngoài của một bưu kiện được gửi từ Trung Quốc hay một quốc gia khác. Virus thường không thể tồn tại lâu trên các bề mặt xốp như giấy hoặc bìa cứng.

Hiện có loại thuốc đặc trị nào để phòng ngừa và điều tị Covid-19 không?

Cho đến nay, chưa có một loại thuốc nào được khuyến nghị sử dụng trong việc phòng ngừa và điều trị virus corona chủng mới. Tuy nhiên, những người nhiễm Covid-19 sẽ được điều trị triệu chứng, và những trường hợp nặng sẽ được điều trị hỗ trợ tối ưu.

Một số phương pháp điều trị đặc hiệu hiện đang được nghiên cứu và sẽ được thử nghiệm trên lâm sàng. WHO đang điều phối những nỗ lực phát triển thuốc điều trị đặc hiệu cùng với một số đối tác.

WHO khuyến nghị gì để Việt Nam chuẩn bị tốt hơn nhằm đối phó với dịch bệnh này?

Dự kiến sẽ có thêm các trường hợp nhiễm Covid-19 mới trong những ngày tới. Vì vậy, Việt Nam cần tiếp tục cảnh giác và sẵn sàng kiểm soát dịch bệnh. Cần phát hiện sớm, cách ly và xử trí các trường hợp mắc bệnh bằng các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn thích hợp, tăng cường giám sát, chia sẻ thông tin minh bạch và kịp thời với WHO như yêu cầu của Điều lệ y tế quốc tế (2005).

Dịch virus Corona: Người dân ở ”tâm dịch” bị cách ly ngay nếu có những biểu hiện này

Chỉ cần có biểu hiện mệt mỏi, đau người, những người ở Sơn Lôi đã được đưa đi cách ly như một ca nghi ngờ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thái Hà ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN