WHO: Không còn vùng không lưu hành đậu mùa khỉ
Sau báo cáo về tổng số ca nhiễm/nghi nhiễm đậu mùa khỉ ở vùng không lưu hành "vượt mặt" số ca ở vùng lưu hành, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức tuyên bố xóa bỏ lằn ranh này.
Tờ Medical Xpress dẫn lời WHO trong một thông cáo báo chí ngày 17-6 cho biết họ đã xóa bỏ sự phân biệt giữa các quốc gia lưu hành và không lưu hành trong dữ liệu của mình về bệnh đậu mùa khỉ để thống nhất tốt hơn việc phản ứng với virus.
Cho đến vài tháng trước, bệnh đậu mùa khỉ thường chỉ giới hạn ở Tây và Trung Phi (thường được coi như vùng lưu hành của căn bệnh) nhưng hiện đã hiện diện ở mọi châu lục trên toàn thế giới với số ca ngày một tăng nhanh chủ yếu do lây truyền từ người sang người.
Điều chế vắc-xin đậu mùa, thứ có thể đồng thời ngăn chặn đậu mùa khỉ - Ảnh: REUTERS
Theo báo cáo của WHO từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 15 tháng 6, có 2.103 trường hợp đậu mùa khỉ đã được xét nghiệm khẳng định trên toàn thế giới, hiện diện ở 42 quốc gia. Trước đó báo cáo số ca bao gồm cả nhiễm và nghi nhiễm (do chưa được xét nghiệm khẳng định nhưng có triệu chứng) ở vùng lưu hành cũ là khoảng 1.500, số ca "ngoài vùng lưu hành" đã đạt hơn 1.600.
Vào ngày 17-6, Chile trở thành quốc gia mới nhất báo cáo có ca bệnh đậu mùa khỉ, theo hãng tin Reuters.
Trước đó WHO cũng tuyên bố về một cuộc họp khẩn cấp dự tính tổ chức ngày 23-6 để xác định xem có nên phân loại dịch bệnh đậu mùa khỉ toàn cầu là Tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu (PHEIC) hay không. PHEIC được coi là mức báo động cao nhất mà WHO có thể ban bố.
"Vẫn chưa rõ liệu có thể ngăn chặn hoàn toàn sự lây lan của bệnh đậu mùa khỉ hay không" - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố vào ngày 31-5, nói thêm rằng mục tiêu...
Nguồn: [Link nguồn]