WHO công bố 4 loại thuốc tiềm năng điều trị Covid-19
Thông thường để chế tạo ra một loại thuốc mới phải mất nhiều năm. Nhưng trước đại dịch Covid-19, các nhà khoa học phải gấp rút tái sử dụng một số loại thuốc hiện có để nhanh chóng sản xuất ra loại thuốc mới chống lại Covid-19.
Đại dịch viêm phổi cấp Covid-19 đang tấn công nhiều quốc gia trên thế giới, số lượng người chết không ngừng tăng lên khiến mọi người đều cảm thấy rất sợ hãi. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào tuần trước đã xác định 4 loại thuốc kháng virus tiềm năng trong việc điều trị Covid-19. Danh sách này có tên là Solidarity, bao gồm 4 loại thuốc như remdesivir (từng điều trị virus Ebola), lopinavir và ritonavir (sự kết hợp của 2 loại thuốc HIV), chloroquine (thuốc chống sốt rét).
Remdesivir
Remdesivir do công ty công nghệ sinh học Gilead Science phát triển, được quảng cáo là ứng cử viên đầy hứa hẹn, hiện đã được thử nghiệm lâm sàng và kết quả sẽ có vào đầu tháng 4 năm nay.
Remdesivir là thuốc tiêm tĩnh mạch, lần đầu tiên được cung cấp với mục đích nhân đạo của người Hồi giáo đến những bệnh nhân ở Trung Quốc vào tháng 2 và nhiều nước khác sau đó. Tuy nhiên, vì nhu cầu quá lớn nên nhà sản xuất đã tạm thời ngừng cung cấp.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ nói rằng thuốc tiêm tĩnh mạch này đã cho thấy sự ức chế virus nhân lên hiệu quả. Tuy nhiên các thử nghiệm lâm sàng cần phải được xác định lại tính hiệu quả và tính an toàn của thuốc. Theo thông tin trên trang web của WHO, các thử nghiệm trước đây về thuốc điều trị Ebola cho thấy người bện khả năng nhiễm độc gan.
Nhà nghiên cứu virus Jeremy Rossman tại Đại học Kent, Anh cho biết: “Loại thuốc này có thể có tiềm năng nhưng còn quá sớm để biết đây có phải là một phương pháp điều trị hiệu quả, được sử dụng rộng rãi hay không”.
Chloroquine
Một loại thuốc khác cũng gây sự chú ý không kém ở Mỹ là chloroquine, sau khi Tổng thống Donald Trump bị chỉ trích vì đưa ra tuyên bố cường điệu về 2 loại thuốc chống sốt rét là hydroxychloroquine và chloroquine để điều trị Covid-19.
Vào tháng 2, một nhóm nghiên cứu do Wang Manli thuộc Viện Khoa học Trung Quốc dẫn đầu cho biết họ đã phát hiện ra rằng chloroquine ngăn chặn thành công sự sao chép của Sars-CoV-2 (tên chính thức của coronavirus gây ra bởi Covid-19) nhân lên trong tế bào người được nuôi cấy.
Loại thuốc này đã được đưa vào hướng dẫn điều trị tại Trung Quốc. Chuyên gia về bệnh hô hấp hàng đầu tại đây, bác sĩ Chung Nam Sơn cho biết loại thuốc này an toàn vì được phê chuẩn để điều trị bệnh sốt rét.
Tuy nhiên, ngay sau những bình luận công khai của Tổng thống Trump, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cho biết loại thuốc này không được chấp thuận để điều trị Covid-19. Họ cho biết cần nhiều xét nghiệm hơn để xác định tính an toàn và hiệu quả của nó trong điều trị Covid-19.
“Chloroquine có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh sốt rét nhưng chống lại virus là một cơ chế khác. Bằng chứng về chloroquine như một loại thuốc chống virus ở người là không khả thi và cần có nhiều nghiên cứu hơn. Đối với một số virus đã được thử nghiệm, chloroquine thực sự làm cho bệnh nặng hơn ở mô hình động vật”, bác sĩ Chung Nam Sơn nói thêm.
Lopinavir và ritonavir
Lopinavir và ritonavir là một loại thuốc kết hợp cố định để điều trị HIV / AIDS. Mặc dù đây là loại thuốc trong một phần của thử nghiệm, nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy chúng không hiệu quả. Nghiên cứu được dẫn dắt bởi phó chủ tịch bệnh viện Hữu nghị Trung Quốc - Nhật Bản, ông Tào Bân và được công bố trên Tạp chí Y học New England vào ngày 18/3 vừa qua.
Các nhà nghiên cứu đã kết luận sau khi so sánh 99 bệnh nhân Covid-19 được điều trị với lopinavir và ritonavir với 100 bệnh nhân chỉ được chăm sóc tiêu chuẩn.
Bên cạnh đó còn có một loại thuốc tiềm năng khác là thuốc cảm cúm của Nhật có tên là favipiravir, được phát triển bởi công ty Fujifilm Toyama Chemical.
“Các thử nghiệm liên quan trên 340 bệnh nhân ở các thành phố Vũ Hán và Thâm Quyến,Trung Quốc cho thấy loại thuốc này có độ an toàn cao và rõ ràng là có hiệu quả trong việc điều trị”, ông Trương Tân Dân, thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc cho biết.
Tuy nhiên, loại thuốc này cần nhiều xét nghiệm hơn trước khi tiến hành nhiều thử nghiệm lâm sàng.
“Cùng với Remidesivir, cả 2 loại thuốc này đều có tiềm năng tốt để chống lại các loại virus RNA mới. Tuy nhiên, dữ liệu vẫn còn sơ bộ vì vậy đánh giá của tôi về tiềm năng của thuốc chống lại Covid-19 sẽ phải đợi cho đến khi các thử nghiệm quy mô lớn hơn được tiến hành”, ông Trương Tân Bân nói thêm.
Lưu ý, Favipiravir không nằm trong danh sách Solidarity của WHO.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19: - Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi. - Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác. - Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế. - Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095. |
Nguồn: [Link nguồn]
Áp dụng những thói quen mới này có thể làm chậm sự lây lan của Covid-19 một cách hiệu quả.