Vụ thầy hiệu trưởng đột quỵ trong lễ khai giảng: 'Vừa khám sức khỏe định kỳ, sức khỏe bình thường'

Sự kiện: Đột quỵ

Lên tiếp nhiều vụ tử vong vì đột quỵ, điều này cho thấy nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở độ tuổi nào và làm ngành nghề gì. Vậy, làm sao để có thể tránh?

Mới đây, cộng đồng mạng chưa hết bàng hoàng trước cảnh một tài xế xe khách tuyến TP HCM - Bình Thuận bất ngờ đột quỵ khi đang chở khách thì sáng 5/9, thầy Hiệu trưởng trường THPT Tràm Chim (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) Trương Văn Lai (45 tuổi) bất ngờ ngã quỵ, cơ thể tím tái trong lúc đọc diễn văn tại lễ khai giảng năm học mới.

Mặc dù được đồng nghiệp đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng thầy Lai đã không qua khỏi. Theo chẩn đoán ban đầu thầy hiệu trưởng tử vong do đột quỵ. 

Theo UBND huyện Tam Nông, thầy Lai vừa khám sức khỏe định kỳ hồi tuần trước, sức khỏe bình thường.

Thầy Lai được cấp cứu kịp thời nhưng đã không qua khỏi.

Thầy Lai được cấp cứu kịp thời nhưng đã không qua khỏi.

Ngày càng nhiều người trẻ bị đột quỵ

Lên tiếp nhiều vụ tử vong vì đột quỵ, điều này cho thấy nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở độ tuổi nào và làm ngành nghề gì. Vậy, làm sao để có thể tránh?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bác sĩ Nguyễn Văn Phước (khoa nội tim mạch, Bệnh viện Lê Văn Thịnh, TP HCM) cho biết cùng tình hình chung trên cả nước, số ca đột quỵ (gồm xuất huyết não và nhồi máu não) được cấp cứu, điều trị tại bệnh viện trong thời gian qua có xu hướng tăng và trẻ hóa.

Hầu như ngày nào bệnh viện cũng tiếp nhận bệnh nhân đột quỵ, với mỗi quý có khoảng 110 - 120 bệnh nhân, tăng khoảng 20 - 30% so với thời gian trước (khoảng 80 - 90 ca/quý). Trong số này, bệnh nhân đột quỵ vì xuất huyết não có xu hướng trẻ hóa, bệnh viện đã ghi nhận bệnh nhân ở độ tuổi 32.

Còn tại Bệnh viện Quân y 175, đại diện bệnh viện cho biết trong vài năm gần đây bệnh đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa, bình quân 4-5 bệnh nhân bị đột quỵ nhập viện cấp cứu thì có 1 bệnh nhân là người trẻ.

Tại Bệnh viện Nhân dân 115, PGS Nguyễn Huy Thắng - Trưởng khoa Bệnh lý mạch máu não - cho hay số ca đột quỵ tại bệnh viện tăng theo từng năm và đông nhất so với trung bình tất cả các bệnh viện, trung tâm đột quỵ trên thế giới do sự phân bổ bệnh nhân đột quỵ giữa các bệnh viện ở nước ta không đồng đều.

Mỗi năm Bệnh viện Nhân dân 115 "gánh" khoảng 20.000 ca, đáng lưu ý là số bệnh nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa. Hiện tỉ lệ tử vong người đột quỵ chiếm 15 - 20% trong tổng số ca mắc, nhưng tỉ lệ tàn phế lên đến 50% và 30% còn lại là may mắn hồi phục.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tăng nguy cơ đột quỵ vì ít vận động, ăn uống không lành mạnh

Thạc sĩ Bùi Phạm Minh Mẫn (Bệnh viện Đại học Y Dược, cơ sở 3) cho biết, nguyên nhân của đột quỵ có thể do bẩm sinh hoặc di truyền. Ngoài ra hầu như nhiều trường hợp đều liên quan đến lối sống không lành mạnh và có thể phòng ngừa được. 

Việc sinh hoạt không đúng giờ giấc, ăn uống quá nhiều chất béo và chất ngọt, ít vận động, lạm dụng rượu bia, chất kích thích, thuốc lá hay tình trạng căng thẳng kéo dài đều là các nguyên nhân có thể dẫn đến đột quỵ.

Đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày, khi đang ngủ, đang làm việc hoặc đang chơi... Song tại một số khung giờ, bệnh có tỉ lệ xảy ra cao hơn cả, đặc biệt là lúc nửa đêm, 4-5 giờ hoặc rạng sáng 6-7 giờ. Đây là thời điểm máu đậm đặc nhất, huyết áp tăng, nhiệt độ bên ngoài giảm mạnh nên dễ bị đột quỵ do thay đổi nhiệt độ.

Làm gì để phòng tránh đột quỵ?

Có thể nói chế độ dinh dưỡng hợp lý là một trong những biện pháp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Để phòng ngừa đột quỵ, cần hạn chế sử dụng chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá. Hút thuốc lá là một trong những nguy cơ làm tăng khả năng bị đột quỵ. Ngoài ra, giữ tinh thần lạc quan và ôn hòa... đóng vai trò rất quan trọng. Hạn chế thức khuya thường xuyên.

Bên cạnh đó, kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ và chủ động can thiệp sẽ giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả.

Những người mắc bệnh đái tháo đường, tim mạch, mỡ máu càng cần đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tình trạng bệnh, không để các chỉ số vượt quá mức nguy hiểm gây đột quỵ.

Ăn nhiều các loại rau củ quả, các loại đậu, ngũ cốc, nhiều thịt trắng, hải sản, hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa, đồ chiên xào, thức ăn nhanh. Uống nhiều nước lọc, nước trái cây, sữa đậu nành...

Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giúp tăng cường tuần hoàn máu, nâng cao sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh, tiêu thụ lượng mỡ thừa... phòng ngừa đột quỵ.

5 dấu hiệu của đột quỵ nên chú ý

- Đột ngột nhức đầu dữ dội hay chóng mặt, bệnh nhân không yếu liệt chi nhưng không thể ngồi hay đi đứng được như người bình thường.

- Đột quỵ có biểu hiện rõ nhất là khuôn mặt mất cân đối, yếu liệt mặt, một bên mặt bị chảy xệ, cười méo mó. Có thể bảo bệnh nhân cười và quan sát.

- Đột ngột cử động khó khăn hoặc không thể cử động tay chân, yếu liệt một bên cơ thể. Hãy bảo bệnh nhân giơ tay lên và so sánh, nếu hai tay không thể nâng qua đầu cùng lúc thì có khả năng người đó bị đột quỵ.

- Đột ngột mất thị lực: Mờ mắt, nhìn không rõ

- Giọng nói bị thay đổi, nói ngọng, dính chữ. Có thể yêu cầu người đó nói những câu đơn giản, nếu không thể nhắc lại được thì người đó có dấu hiệu bị đột quỵ.

Nguồn: [Link nguồn]

Hiệu trưởng đột quỵ khi đang đọc diễn văn khai giảng

Ngày 5/9, thông tin từ UBND huyện Tam Nông (Đồng Tháp) cho biết, trong lúc đọc diễn văn khai giảng năm học mới 2023 - 2024, thầy Trương Văn Lai, Hiệu trưởng Trường THPT Tràm Chim,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H (th) ([Tên nguồn])
Đột quỵ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN