Virus dại 'ăn' lên não và gan, thận người khủng khiếp như thế nào?
Sau khi xâm nhập cơ thể qua tổn thương da-niêm mạc, virus dại tồn tại trong vết cắn một thời gian rồi nhân lên tại các tế bào cơ, sau đó xâm nhập về trung ương thần kinh cả tuỷ và não.
Trên thế giới mỗi năm ước tính sơ bộ có 55.000 người chết vì bệnh dại. Bên cạnh đó mỗi năm có khoảng 10 triệu người phải tiêm vắc-xin phòng dại sau khi tiếp xúc với động vật nghi ngờ. Ảnh minh hoạ: Internet
Theo ThS. BS. Nguyễn Quốc Thái Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, trên thế giới mỗi năm ước tính sơ bộ có 55.000 người chết vì bệnh dại. Bên cạnh đó mỗi năm có khoảng 10 triệu người phải tiêm vắc-xin phòng dại sau khi tiếp xúc với động vật nghi ngờ.
Các động vật máu nóng vừa là ổ chứa vừa là vectơ lây truyền bệnh. Các động vật này có thể là chó, mèo, cáo, chó sói, chó rừng, chồn hôi, gấu mèo, dơi, dơi hút máu. Virus lây nhiễm qua da hoặc niêm mạc. Động vật bị dại cắn, cào, liếm hoặc dính nước bọt lên da bị trợt hoặc niêm mạc của người sẽ có thể truyền virus dại cho người. Khoảng trên 90% các trường hợp dại của người là do chó cắn.
- Các nguồn truyền bệnh dại hay gặp:
+ Dại đường phố: do chó thả rông
+ Dại hoang dã: do cáo (châu Âu), gấu mèo (Mỹ), chồn (Nam Phi), gấu (Rumani).
+ Dại của dơi: do dơi hút máu (Trung-Nam Mỹ), dơi ăn quả và côn trùng (trên khắp thế giới).
Cho đến nay chưa có biện pháp điều trị nào có hiệu quả với bệnh dại. Điều trị hỗ trợ chỉ có tác dụng kéo dài thời gian diễn biến của bệnh nhưng cuối cùng bệnh nhân vẫn tử vong, thời gian kéo dài không quá 3 tuần. |
Sau khi xâm nhập cơ thể qua tổn thương da-niêm mạc, virus dại tồn tại trong vết cắn một thời gian rồi nhân lên tại các tế bào cơ, sau đó xâm nhập sợi trục của tế bào thần kinh và di chuyển hướng tâm theo sợi trục này về trung ương thần kinh cả tuỷ và não, chất trắng lẫn chất xám.
- Tại hệ thần kinh trung ương, virus gây ra hiện tượng tế bào chết theo chương trình (apoptosis), từ đó dẫn đến các biểu hiện lâm sàng.
- Virus có mặt trong nước bọt, nước tiểu, dịch não tuỷ và tập trung nhiều ở tiểu não, cuống não và các hạch nền sọ. Ngoài ra còn có thể thấy virus ở các mô khác trong cơ thể như cơ xương, cơ tim, thận, tuỷ thượng thận, tuyến tuỵ...
Thời kỳ nung bệnh 3 tuần đến 3 tháng, có thể đến 6 tháng.
- Dãi chó truyền bệnh một thời gian trước khi có triệu chứng, đa phần trong khoảng 1-2 tuần nên quy ước quốc tế phải nhốt chó theo dõi trong 10-15 ngày.
- Bệnh tiến triển từ vài giờ đến 1-2 ngày với các biểu hiện thay đổi tính nết và có những phản ứng bất thường như không dám nhìn thẳng, buồn bã, nằm riêng xó tối hoặc sục sạo, chồm vồ vật động..., chó liếm, gãi và nhay vết cắn, nuốt bất kỳ vật gì như rơm rác, mụn vải, gỗ, đất...
- Thời kỳ toàn phát có hai trạng thái: hung dữ hoặc liệt và câm. Có kích thích mạnh bộ phận sinh dục.
- Chó chết sau 2-10 ngày.
- Ở các súc vật khác, triệu chứng cũng tương tự.
Xử lý người bị súc vật nghi dại cắn Xử lý vết thương: - Rửa ngay vết thương thật kỹ bằng nước xà phòng đặc 20%, rửa lại bằng nước muối sinh lý và bôi các chất sát khuẩn như dung dịch iốt đậm đặc. - Vết thương bẩn, giập nát cần cắt lọ - Để hở vết thương. Chỉ khâu lại vết thương sau khi bị cắn trên 5 ngày. Theo dõi súc vật cắn trong vòng 10 ngày. Tuyệt đối không giết chết súc vật cắn. Coi tất cả những súc vật cắn không theo dõi được đều là bị dại. Tiêm phòng vắc-xin uốn ván |
Khi bị chó dại cắn, không phải 100% số người bị cắn phát bệnh dại mà có người bị, có người không.