Việt Nam sẽ thay thế vắc-xin 5 trong 1 Quinvaxem

Sự kiện: Sống khỏe

Vắc-xin thay thế Quinvaxem sẽ được sử dụng thí điểm từ tháng 4 tới và sẽ bắt đầu được dùng rộng rãi dự kiến từ tháng 5-2018.

Theo đại diện Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, từ tháng 4 tới đây, Việt Nam sẽ bắt đầu sử dụng loại vắc xin 5 trong 1 mới ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib cho trẻ em, thay thế cho loại vắc xin quen thuộc Quinvaxem của Hàn Quốc.

Đại diện Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết, nhà máy sản xuất Quinvaxem ở Hàn Quốc ngưng sản xuất sản phẩm này.

Việt Nam sẽ thay thế vắc-xin 5 trong 1 Quinvaxem - 1

Vắc xin Quinvaxem của Hàn Quốc.

Vắc-xin được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất thay thế Quinvaxem là loại của Ấn Độ. Hiện văc-xin này chưa được nhập về Việt Nam. Bộ Y tế Việt Nam đang cân nhắc phương án thay thế tốt nhất.

Văc-xin của Ấn Độ đã được sử dụng tại hơn 40 quốc gia trên thế giới với trên 400 triệu liều và đạt tỷ lệ an toàn theo tiêu chuẩn của WHO. Loại văcxin này cũng có thành phần, chất lượng tương tự Quinvaxem của Hàn Quốc và đã được WHO tiền thẩm định.

Vắc-xin Quinvaxem ngừa cùng lúc 5 loại bệnh gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, Hib và viêm gan siêu vi. Quinvaxem do Hàn Quốc sản xuất và được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam từ tháng 6/2010 theo diện viện trợ.

Năm 2013, văcxin Quinvaxem bị tạm dừng sử dụng để đánh giá lại do có 43 em bé bị phản ứng nặng sau tiêm.

Kết quả đánh giá độc lập của WHO sau đó cho thấy, trong số các bé bị phản ứng có 27 ca tử vong không liên quan đến tiêm chủng, 9 trường hợp có thể coi là có liên quan đến tiêm vắc-xin nhưng đều hồi phục. Các ca còn lại không liên quan đến tiêm chủng và chất lượng vắc-xin.

Trước đó, vắc-xin Quinvaxem đã được đưa vào sử dụng tại Việt Nam gần 10 năm qua, sử dụng tiêm cho trẻ ở tháng tuổi thứ 2, 3, 4 và là loại vắc xin rất được các bậc cha mẹ quan tâm do số lượng mũi tiêm gần như nhiều nhất (mỗi năm VN sử dụng gần 5 triệu mũi tiêm vắc xin 5 trong 1, đại đa số trong đó là Quinvaxem).

Những trường hợp trẻ không được tiêm vắc-xin Quinvaxem

Một số ca tai biến, thậm chí gây tử vong sau khi tiêm vắc-xin Quinvaxem khiến nhiều phụ huynh lo lắng, mất niềm tin. PV đã...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN