Việt Nam đã tiêm được hơn 5,3 triệu liều vắc-xin phòng COVID-19

Sự kiện: Vắc-xin COVID-19

Sáng nay (29/7), Bộ Y tế cho biết, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm tại Việt Nam là 5.321.839 liều, trong đó, tiêm 1 mũi là 4.825.209 liều, tiêm mũi 2 là 496.630 liều.

Tại TP.HCM, theo thông tin từ BSCKII Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, tính đến 16 giờ ngày 27/7, đã có khoảng 300.000 người được tiêm vắcxin phòng COVID-19 trong đợt này.

Theo đó đã có hơn 30.000 người trên 65 tuổi đã được tiêm; các đối tượng khác trong cộng đồng khoảng 243.000; các đối tượng ưu tiên khác khoảng 21.000.

Tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho đối tượng ưu tiên. 

Tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho đối tượng ưu tiên. 

Chỉ tính riêng trong ngày 27/7 đã có khoảng 70.000 người dân được tiêm, hiện chiến dịch tiêm vắc xin vẫn đang được tiếp tục triển khai.

“Việc ưu tiên tiêm vắc-xin cho người dân ở khu vực phong tỏa, công tác này vẫn được tuyên truyền và có phương án tổ chức phù hợp. Đảm bảo đẩy nhanh tiêm vắc xin nhưng không tụ tập đông người theo sự hướng dẫn của ngành Y tế.” – Ông Nguyễn Hoài Nam cho biết thêm.

Được biết, trong chiến dịch tiêm chủng lần này TP.HCM tổ chức 312 điểm tiêm, mỗi điểm tiêm triển khai 2 bàn tiêm, như vậy có tất cả hơn 600 điểm tiêm trên địa bàn; Thành phố cũng tổ chức song song các điểm tiêm trong cộng đồng và các điểm tiêm tại các bệnh viện được phân công.

Đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 14 triệu liều vắc-xin phòng COVID-19 thông qua các nguồn khác nhau, trong đó có 7.493.300 liều vắc-xin COVID-19 với 4 lô hàng từ Cơ chế COVAX bao gồm 5.000.100 liều vắc-xin Moderna do Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ và 2.493.200 liều AstraZeneca…

Vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca và các vắc-xin mRNA có hồ sơ an toàn tương đồng và tích cực trong một nghiên cứu đoàn hệ trên dân số chung với hơn 1 triệu người. Tần suất xảy ra các biến cố thuyên tắc huyết khối hiếm gặp thấp hơn rất nhiều so với ở những người được chẩn đoán nhiễm COVID-19

Theo đánh giá, vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca và các vắc-xin dựa trên công nghệ mRNA là tương tự nhau và nhìn chung đều tích cực.

Các rối loạn đông máu rất hiếm gặp được ghi nhận có ở cả hai loại vắc-xin, nhưng các tần suất này tương đương với tần suất thường thấy trong dân số chung, và thậm chí thấp hơn so với ở những người nhiễm COVID-19.

Thời gian theo dõi trong nghiên cứu này không đủ để thể hiện tần suất thuyên tắc huyết khối kèm theo giảm tiểu cầu (TTS) sau hai liều vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác đã cho thấy tần suất các biến cố đông máu hiếm gặp sau liều thứ hai thấp hơn đáng kể so với liều đầu.2

Cho dù tiêm bất kỳ loại vắc-xin nào, tần suất xảy ra huyết khối ở những người bị nhiễm COVID-19 cũng cao hơn rất nhiều so với những người được tiêm chủng. Tần suất thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở những người bị nhiễm COVID-19 được đánh giá là cao hơn gấp 8 lần so với tần suất tự nhiên thường thấy trong dân số.

Ông Mene Pangalos, Phó Chủ tịch Điều hành BioPharmaceuticals R&D thuộc AstraZeneca, cho biết: “Nghiên cứu đời thực này đã củng cố thêm bằng chứng về tính an toàn của vắc xin COVID-19 của AstraZeneca, cũng như khẳng định vai trò quan trọng của mọi loại vắc xin trong cuộc chiến chống lại đại-dịch”.

Nguồn: [Link nguồn]

Bộ Y tế yêu cầu tổ chức tiêm vắc-xin COVID-19 an toàn, đảm bảo giãn cách

"Nếu đơn vị tiêm chủng nào không đạt thì đình chỉ để bổ sung, chấn chỉnh", PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Vắc-xin COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN