Việt Nam có hơn 180.000 ca mắc mới ung thư, Bệnh viện K Quán Sứ mở cửa trở lại
Sau khi nâng cấp cơ sở ở Quán Sứ, Bệnh viện K (Hà Nội) đã được hỗ trợ đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị siêu hiện đại phục vụ người bệnh.
Tại buổi lễ ký thỏa thuận dự án hỗ trợ kỹ thuật “Nâng cấp trang thiết bị y tế tại Bệnh viện K” do Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại ngày 28/5, GS.TS. Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K (Hà Nội), cho biết, trong những năm qua, tỷ lệ mắc mới và tử vong do ung thư rất đáng lo ngại, ghi nhận năm 2022, Việt Nam có 180.480 ca mắc mới ung thư, hơn 120.0000 ca tử vong.
Sau khi nâng cấp cơ sở ở Quán Sứ, Bệnh viện K (Hà Nội) đã được hỗ trợ đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị siêu hiện đại phục vụ người bệnh.
GS.TS. Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K cho biết, trong những năm qua, tỷ lệ mắc mới và tử vong do ung thư rất đáng lo ngại. (Ảnh: Thái Hà)
Theo Giám đốc Bệnh viện K, cơ sở Quán Sứ (Hoàn Kiếm, Hà Nội là cơ sở đầu tiên của Bệnh viện K) được đầu tư sửa chữa từ nguồn trái phiếu Chính phủ. Tuy nhiên, vốn chỉ đáp ứng xây cơ sở hạ tầng. Trong quá trình xây dựng, ban giám đốc Bệnh viện K phải đi xin các nguồn hỗ trợ trang thiết bị, dự kiến 1.200 tỷ đồng. Bệnh viện đã tìm các nguồn khác nhau như nguồn tăng thu của Chính phủ, nguồn của JICA Nhật Bản. Đến nay, các nguồn này đều xin được.
Bệnh viện K có mục tiêu nâng cao năng lực chẩn đoán, khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở Quán Sứ của Bệnh viện K nhằm giảm tải cho các cơ sở khác của Bệnh viện, qua đó góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe y tế ở Việt Nam.
Ông Quảng cho biết danh mục thiết bị viện trợ hiện đại của Nhật Bản và sẽ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân như hệ thống chụp PET/CT, hệ thống SPECT/CT, hệ thống cộng hưởng từ 3.0 Tesla, máy chụp cắt lớp 128 dãy, máy chụp mạch số hóa xóa nền một bình diện, máy chụp cắt lớp vi tính 4 chiều có chức năng mô phỏng, máy chụp X-quang kỹ thuật số, hệ thống máy nội soi…
Trong đợt này, Nhật Bản viện trợ không hoàn lại 1,83 tỷ Yên (tương đương khoảng 300 tỷ đồng), bao gồm tất cả các chi phí liên quan (mua sắm, vận chuyển đến Bệnh viện K cơ sở Quán Sứ, lắp đặt, chạy thử, hướng dẫn sử dụng, bảo trì, bảo hành, tư vấn).
Theo dự kiến, nhiều thiết bị hiện đại được viện trợ gồm: Hệ thống PET/CT; Hệ thống SPECT/CT; Hệ thống chụp cộng hưởng từ 3.0 tesla; Máy chụp cắt lớp vi tính (128 dãy); Máy chụp mạch số hóa xóa nền một bình diện; Máy chụp cắt lớp vi tính 4 chiều có chức năng mô phỏng; Máy chụp X-quang kỹ thuật số; hệ thống máy nội soi …
Người dân đến khám tại Bệnh viện K, cơ sở quán Sứ. (Ảnh: Thái Hà).
Dự án đầu tư sẽ kéo dài từ năm 2024 - 2026, tuy nhiên đến giữa năm 2025 sẽ đầy đủ trang thiết bị cho cơ sở.
Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan đánh giá, đây là một dự án có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao năng lực khám bệnh, chữa bệnh ung bướu của ngành Y tế Việt Nam, khi tỷ lệ tử vong hàng đầu do bệnh tật trong những năm gần đây tại Việt Nam đang chuyển dịch từ bệnh truyền nhiễm sang bệnh không lây nhiễm, trong đó, tỷ lệ tử vong liên quan đến bệnh ung thư chiếm tỷ lệ không nhỏ.
Bệnh viện K Quán Sứ mở cửa trở lại Sau thời gian cải tạo, xây dựng, Bệnh viện K cơ sở 43 Quán Sứ đã chính thức triển khai tiếp nhận khám chữa bệnh cho người dân từ ngày 27/05/2024. Bệnh viện K cơ sở Quán Sứ đã được xây mới 1 tòa nhà đa năng với diện tích khoảng 26.000 m2 (4 tầng hầm và 6 tầng nổi) trong đó bố trí các phòng ban chức năng của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư như khu khám bệnh, các labo đáp ứng quy mô khoảng 200 giường điều trị nội trú và 120 ghế điều trị ngoại trú ban ngày và thử nghiệm lâm sàng. Bệnh viện K cơ sở Quán Sứ sẽ cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh các chuyên khoa như Ngoại khoa, Nội khoa; các dịch vụ xét nghiệm cận lâm sàng như nội soi, chẩn đoán hình ảnh, giải phẫu bệnh, xét nghiệm máu... đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ung bướu của người dân. |
.
Có đến 7 triệu chứng “nhắc nhở” bạn có thể đang ở giai đoạn đầu của ung thư dạ dày.
Nguồn: [Link nguồn]