Việt Nam có 621 ca nhiễm COVID-19: Để phát hiện bệnh không được bỏ qua những lưu ý này

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Người bệnh khi có những dấu hiệu sốt, ho, hắt xì hơi, chảy nước mũi... trước khi đến khám cần gọi điện trước cho các cơ sở y tế gần nhất.

Đến sáng 3/8, thông tin của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, Việt Nam đã ghi nhận thêm 1 trường hợp mắc mới COVID-19 tại Quảng Ngãi, nâng số ca mắc lên 621 ca.

Trước tình hình này, ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông Thi đua khen thưởng, Bộ Y tế khuyến cáo: Cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19 đã bước vào giai đoạn mới, đó là việc chúng ta phát hiện các ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng chưa xác định được nguồn lây nhiễm.

Lãnh đạo Bộ Y tế trực tiếp vào kiểm tra công tác cứu chữa bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng. Ảnh: Đội truyền thông.

Lãnh đạo Bộ Y tế trực tiếp vào kiểm tra công tác cứu chữa bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng. Ảnh: Đội truyền thông.

Do vậy, trong giai đoạn này chúng ta phải chú ý đến việc phát hiện sớm các ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng, cách ly, khoanh vùng gọn, dập dịch triệt để nhằm ngăn chặn sự lây lan ra cộng đồng.

Theo đại diện Bộ Y tế, hơn bao giờ hết, hệ thống y tế tư nhân, phòng mạch tư, quầy bán thuốc tây có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát hiện các ca bệnh. Triệu chứng của bệnh COVID-19 cũng giống như bệnh cảm cúm và một số bệnh đường hô hấp khác nên rất dễ bị bỏ qua. Lâu nay những người bị sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi... tìm đến các quầy thuốc tây để mua thuốc cảm, thuốc hạ sốt hoặc đến các phòng mạch tư khám để bác sĩ kê đơn. Do vậy, nhân viên y tế những nơi này cần lưu ý không được bỏ qua.

Hiện nay, chúng ta có gần 700 bệnh viện tuyến huyện, 12 nghìn trạm y tế xã phường, hơn 30 nghìn phòng khám tư nhân, hơn 50 nghìn nhà thuốc tư nhân. Do vậy, trạm y tế, bệnh viện tuyến huyện, các phòng khám y tế tư nhân khi có bệnh nhân đến khám, đặc biệt khi có các dấu hiệu sốt, ho, viêm họng, khó thở thì phải phân luồng, khám ở khu riêng, tiến hành sàng lọc, phân loại bệnh nhân, yêu cầu khai báo y tế; nếu có dấu hiệu nghi ngờ phải tiến hành các biện pháp cách ly, thông tin cho các cơ quan quản lý gần nhất để khoanh vùng, dập dịch nếu phát hiện ca bệnh.

Hệ thống nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc tư nhân cần phải chủ động các biện pháp phòng ngừa, bởi vì thói quen của nhiều người dân khi bị nhức đầu, sổ mũi, ho, hắt xì hơi thường tự ý đến các quầy thuốc tây mua các loại thuốc cảm cúm, hạ sốt, ho. Các nhà thuốc cần có những quy định và hướng dẫn cụ thể, yêu cầu bệnh nhân khai báo y tế theo quy định.

Người bệnh khi có những dấu hiệu sốt, ho, hắt xì hơi, chảy nước mũi... trước khi đến khám cần gọi điện trước cho các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, bố trí khám và hỗ trợ cần thiết và cần đeo khẩu trang để tránh lây cho người thân, hàng xóm và cộng đồng.

“Chúng ta không quá lo lắng vì những cung bậc cảm xúc đều trải qua trong các đợt phát hiện các chùm ca bệnh như Sơn Lôi, Hạ Lôi, Trúc Bạch, Quán Bar Buddla..”, ông Nguyễn Đình Anh chia sẻ.

Đại diện Bộ Y tế khuyến cáo nhà thuốc, phòng khám tư cũng như người dân luôn đề cao cảnh giác, khi có dấu hiệu trên hãy liên hệ với các cơ quan y tế gần nhất để được tư vấn, hỗ trợ và khai báo y tế; Sớm phát hiện ca bệnh để cách ly, khoanh vùng, dập dịch sớm ngăn chặn, đẩy lùi đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Những ai đã đến Đà Nẵng từ ngày 1/7-29/7 cần khẩn trương làm những việc sau

Bộ Y tế vừa có thông báo đề nghị tất cả cá nhân từng có mặt ở TP Đà Nẵng trong khoảng thời gian từ ngày...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN