Vì sao số ca dương tính SARS-CoV-2 ở Hà Nội lại tăng?
"Số ca mắc tăng lên chứng tỏ Hà Nội đã đánh giá được đúng nguy cơ và đã rà soát được đúng các đối tượng, không để bị sót lọt, đồng thời các biện pháp chống dịch đã được tăng cường" - ông Tuấn nói.
Trong những ngày gần đây, số ca dương tính ở Hà Nội luôn cao, thậm chí trong ngày 30/7 (tính từ 18h ngày 29/7 đến 18h ngày 30/7), con số này lên tới 119, trong đó có 61 được phát hiện tại cộng đồng, 12 ca chưa rõ nguồn lây.
Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, cho biết những ca được phát hiện tại khu cách ly tập trung đều được quản lý và không có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng. Theo ông Tuấn, chỉ nên quan ngại đối với các ca được phát hiện tại cộng đồng.
"Số ca mắc tăng lên chứng tỏ Hà Nội đã đánh giá được đúng nguy cơ và đã rà soát được đúng các đối tượng, không để bị sót lọt, đồng thời các biện pháp chống dịch đã được tăng cường" - ông Tuấn nói.
"Nếu tăng cường các biện pháp chống dịch mà không rà soát được ca bệnh thì coi như hoạt động đó không hiệu quả và như thế mới đáng lo ngại". (Ông Khổng Minh Tuấn) |
Hà Nội đã bước sang ngày thứ 8 thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 17 của Chủ tịch TP. Ông Tuấn nhận định ít nhất, sau 7-10 ngày thực hiện giãn cách xã hội, mới rà soát được gần hết các F0.
"Dự kiến số ca dương tính tiếp tục tăng trong hai ngày tới đây. Phải ít nhất sau 10 ngày thực hiện giãn cách xã hội cùng với sự tuân thủ nghiêm túc các biện pháp phòng dịch của người dân thì số ca mắc sẽ giảm dần" - ông Tuấn nhận định.
Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội. Ảnh: Việt Hùng
Hiện 29/30 quận, huyện, thị xã đều đã ghi nhận ca mắc. Các chùm ca bệnh đã xuất hiện rải rác từ quận đến huyện, từ khu vực nội thành đến ngoại thành.
Thậm chí, hiện có một số ổ dịch có diễn biến kéo dài như tại Bệnh viện Phổi Hà Nội; tại thôn Thọ Am (xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì); tại phường Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng); tại phường Tân Mai (quận Hoàng Mai)… Đặc biệt, hiện đã có nhiều chu kỳ lây nhiễm (từ F1 thành F0 lây cho F2 và F2 thành F0 lây cho F3) trong một ổ dịch.
Điều lo ngại tại Hà Nội là có nhiều ca nhiễm trong cộng đồng mà chưa phát hiện ngay được do triệu chứng không rõ ràng. "Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh, thậm chí kể cả trong khu giãn cách, khu phong toả" - ông Tuấn nói và khuyến cáo người dân chỉ cần có biểu hiện nhỏ thay đổi về sức khoẻ, cần phải khai báo ngay cho cán bộ y tế để giám sát, lấy mẫu.
Đến nay, hàng chục trường hợp chỉ qua giám sát cộng đồng, qua triệu chứng ho, sốt đã phát hiện dương tính với SARS-CoV-2.
Theo Phó Giám đốc CDC Hà Nội, muốn phát hiện kịp thời ca bệnh, tiến tới cách ly, ngăn chặn và sớm khoanh vùng, dập dịch cần tập trung vào 3 vấn đề quan trọng nhất.
Đầu tiên là ý thức tự giác của người dân trong tuân thủ thực hiện nghiêm Chỉ thị số 17, tuân thủ biện pháp "5K" của Bộ Y tế.
Thứ hai là tăng cường hiệu quả, vai trò của tổ COVID-19 cộng đồng "đi từng ngõ, gõ từng nhà".
Thứ ba là tăng cường năng lực của hệ thống y tế, trong đó đẩy mạnh tiến độ giám sát, lấy mẫu xét nghiệm.
Ông Tuấn cho hay, mục tiêu khi áp dụng biện pháp giãn cách xã hội, đó là sau 15 ngày, phải "bóc" được toàn bộ các F0 đang nằm rải rác tại cộng đồng. Khi áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả cùng với ý thức tuân thủ nghiêm túc của người dân thì sau 15 ngày, dù không thể khẳng định Hà Nội sẽ dập dịch được 100%, nhưng ông Tuấn tin tưởng có thể khống chế được các ổ dịch.
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế...
Nguồn: [Link nguồn]