Vì sao Pháp nuôi ốc sên để xuất khẩu, Việt Nam để hoang
Ốc sên có thể làm thực phẩm, làm thuốc chữa bệnh và trong các sách về y dược nó có tác dụng bồi bổ sức khỏe, bổ não, trị một số bệnh về xương khớp, thần kinh.
Ảnh minh họa
Theo Lương y Bùi Hồng Minh – Hội đông y quận Ba Đình, Hà Nội ốc sên là con vật hoang dã, ốc sên có hai loại khác nhau nhưng chúng ta hay nhìn thấy ốc sên loại to, vỏ màu vàng nâu, miệng không có vảy, phá hoại cây cối, rau màu vào ban đêm và hay trốn trong các khe, bụi cây hoặc chui xuống đất. Ốc sên ở Việt Nam chủ yếu là hoang dại ăn rau màu, đặc biệt vào mùa mưa phát triển nhanh. Lương y Minh cho biết các nghiên cứu chỉ ra rằng ốc sên có giá trị đạm cao hơn cả ốc vặn, ốc bươu, các loại nhiễm thể khác như sò, trai, hến. Cứ 100g thịt ốc sên có chứa 11g đạm 6,2g đường, 150mg Ca, 71mg P, các acid amin chủ yếu là leucin, alanin, valin, acid glutamic, acid aspartic...
Lương y Minh cho biết ở Việt Nam không ai nuôi ốc sên nhưng tại Pháp người ta đã nuôi ốc sên trên quy mô công nghiệp được nhà nước giúp đỡ và chế biến thịt ốc sên thành một món ăn - vị thuốc được nhiều người ưa thích.
Không chỉ sử dụng trong nước, hàng năm Pháp tiêu thụ đến 5 đến 6 vạn tấn ốc thịt, trong đó có khoảng 2 vạn tấn nhập của hơn 30 nước và Pháp cũng có khoảng 2 - 4 ngàn tấn thịt ốc được đóng hộp để xuất khẩu.
Tại Việt Nam, ốc sên cũng được quan tâm từ rất lâu. Theo Giáo sư Đỗ Tất Lợi ghi chép lại rằng, năm 1968 bệnh viện thần kinh Hà Nội có yêu cầu kiểm nghiệm nghiên cứu thành phần ốc sên thủy ngân. Kết quả cho thấy có 0,48 % nito toàn phần, 0,112 % nito amin với những axit amintoots ho cơ thể.
Còn những trường hợp bị ngộ độc ốc sên thì được cho rằng do ốc sên ăn phải nấm độc, ăn phải các loại cây cỏ độc. Còn nếu thịt ốc sên đã bỏ hết phần ruột, gan của ốc đi thì lành và khá tốt.
Bệnh viện Thần kinh Hà Nội lúc đó đã sử dụng bài thuốc ốc sên bắt về đập vỏ, lấy phần lưỡi, bỏ hết ruột, bổ đầu ốc, bỏ dạ dày, thực quản rồi dùng muối hoặc phèn chua rửa sạch cho hết nhớt rồi lấy thịt ốc ăn như thực phẩm ăn liền trong 7 đến 10 ngày có thể giảm các bệnh như xương khớp, đau nhức.
Còn tại Bệnh viện này, họ cũng sản xuất ra loại thực phẩm cho bệnh nhân của mình đó là lấy ốc sên về đập vỏ lấy phần đầu, bỏ dạ dày, thực quản, ruột gan.
Bài thuốc như sau lấy thịt ốc sên 2 kg, Natri bicabonat 25 g, Axit benzoic 5 g, đậu nành hay hoài sơn 1,2 kg, đường kính 1,5 kg, Mentol 0,06 g.
Sau đó cho thịt ốc sên và natri bicabonat hấp cho nhừ, thải và giã nhỏ. Cho thêm axit benzoic vào để bảo quản và thêm đường vào nấu cho kỹ. Đậu nành hay hoài sơn rang giòn tán thành bột, rây mịn trộn với thịt ốc sên đã nấu.
Dùng dầu parafin để viên cho đỡ dính, mỗi viên 4g. Sấy ở nhiệt độ 50-60°C tới khô. Bỏ vào lọ chống ẩm. Đặt tên là viên BOS (bổ ốc sên). Dùng với liều 4 viên một ngày, uống trước lúc ăn cơm.
Là thuốc bổ tăng cường chất đạm cho cơ thể và não. Mỗi đợt dùng liền từ 20-40 ngày (Trần Kim Hiếu và Trần Đình Xiêm – bệnh viện tinh thần Hà Nội) đã theo dõi trên nhiều bệnh nhân, bệnh nhân lên cân rất nhanh.
Nguồn: [Link nguồn]
Hiện có nhiều ca diễn biến nguy kịch và có một số người chết do ăn ốc sên.