Vì sao những người gầy như que củi vẫn bị gan nhiễm mỡ?
Không chỉ người béo phì, thừa cân, lười vận động bị bệnh gan nhiễm mỡ mà ngay kể cả những người gầy gò cũng có thể mắc căn bệnh này.
Lý giải tình trạng này, BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ hay gout là do rối loạn chuyển hóa lipid hay acid uric.
Người ăn quá nhiều, vận động ít thì béo, đồng thời ăn quá nhiều mà chuyển hóa kém thì bị gout hay tăng mỡ máu. Tuy vậy, ngay cả những người gầy gò cũng có thể là nạn nhân của bệnh gan nhiễm mỡ.
“Những người bị gan nhiễm mỡ đều do rối loạn chuyển hóa hoặc tổn thương, thoái hóa tại gan”, BS Cấp cho hay.
Ở những bệnh nhân gầy gò, ốm yếu, suy dinh dưỡng, giảm cân quá nhanh cũng là một nguyên nhân khiến cho bệnh gan nhiễm mỡ bùng phát. Bởi lẽ, khi cơ thể thiếu chất cũng đồng nghĩa với việc thiếu một số chất cần thiết để thanh lọc bớt mỡ.
Một người rất gầy nhưng vẫn bị gan nhiễm mỡ.
Người ăn ít hay ăn kiêng quá mức sẽ khiến lượng đường trong máu thấp, khi đó cơ thể sẽ tự điều chỉnh, tăng hấp thu mỡ để phân giải thành năng lượng, nếu lười vận động mỡ sẽ tích tụ mà không được chuyển hóa, axit béo đi vào máu nhiều, vượt quá mức cho phép sẽ gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.
Do vậy, không chỉ những người béo phì mới bị mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
TS Vũ Trường Khanh, Phó Trưởng Khoa Tiêu hóa, BV Bạch Mai cho biết, khoảng 15-20% dân số Việt Nam mắc các bệnh về gan, trong đó có tới 10%-25% bệnh nhân gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến xơ gan và tử vong. Nhiều trẻ em mới 15-16 tuổi đã mắc bệnh gan nhiễm mỡ do béo phì, thừa cân. Người gầy nhưng năng lượng dư thừa thì vẫn có thể bị gan nhiễm mỡ.
“70% bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ là do bệnh béo phì. Trẻ béo phì cha mẹ cần quan tâm đưa đi kiểm tra, xét nghiệm gan nhằm phát hiện tình trạng gan nhiễm mỡ để theo dõi điều trị sớm”, TS Khanh nói.
Gan nhiễm mỡ không có loại thuốc đặc hiệu nào có thể chữa khỏi nếu không điều trị nguyên nhân gây ra như béo phì, tăng mỡ máu, lười vận động…
Theo các bác sĩ, việc điều chỉnh chế độ ăn uống cũng là một cách giúp khống chế được sự phát triển của bệnh gan nhiễm mỡ.
Nếu bị thừa cân, béo phì nên áp dụng chế độ ăn hợp lý, không chỉ giảm ăn nhiều chất béo, mà cần giảm ăn các loại thực phẩm có nhiều chất bột đường, nước ngọt vì chất bột đường nếu dư thừa cũng sẽ chuyển hoá thành mỡ dự trữ ở bụng và trong nội tạng như gan, tim... Cùng với đó cần tăng cường hoạt động thể lực với mọi hình thức khác nhau.
Gan nếu có ngày ngã bệnh là vì gia chủ trước đó đã đối xử quá tệ bạc với lá gan. Cũng may là gan không biết nói, bằng...