Vì sao nhiều trẻ hay ăn vạ, tự đánh đập bản thân?
Nhiều người thắc mắc vì sao rất nhiều trẻ ăn vạ, tự vật mình, tự đánh đập bản thân? Liệu những trẻ có dấu hiệu như vậy có liên quan đến bệnh thần kinh không?
Lý giải điều này tại buổi chia sẻ với phóng viên ngày 9/8, TS Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khoẻ tâm thần cho biết, trẻ thường có biểu hiện như vậy là đã mắc chứng “tự ngược đãi bản thân”.
Theo TS Phương, nguyên nhân chính là do trẻ bị stress. Stress gặp ở mọi đối tượng, không biệt lứa tuổi, giới tính. Tuỳ theo hoàn cảnh, tùy theo mức độ, trẻ sẽ thể hiện bằng hình thức này hình thức khác.
Những trẻ mắc chứng này thường không ổn định về tâm lý thường hay ăn vạ, tự ngược đãi bản thân.
Có trẻ chỉ vì học hành căng thẳng quá bị stress, gây ra chán nản, mệt mỏi và có hành vi bất thường.
Có những trẻ có dấu hiệu thể chất như đau bụng, đau đầu, trẻ có vẻ hiếu động, mệt mỏi hoặc trẻ có vẻ trầm cảm, dễ cau có, không thích các sinh hoạt thường ngày. Trẻ cũng ít quan tâm đến những sinh hoạt quan trọng và thích ở nhà hơn là tiếp xúc với bạn bè; việc học sa sút, không thích đi học và không thích làm bài, học bài.
Những trẻ mắc chứng này thường không ổn định về tâm lý, hành vi tự đánh đập bản thân, tăng giảm liên tục và có xu hướng tăng nặng. Đây chính là hình thức tự làm "đau" cả về thể chất hoặc tinh thần với mục đích loại trừ bản thân hay loại trừ những bất toại...
Nếu bệnh nặng lên sẽ để lại hậu quả đáng tiếc, là gánh nặng kinh tế cho gia đình, xã hội.
Trong trường hợp một người nào đó, nhiều trẻ còn tự đặt ra những hình phạt không phù hợp cho mình… cũng được coi là biểu hiện của hội chứng ngược đãi bản thân.
TS Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khoẻ tâm thần
Theo TS Nguyễn Doãn Phương chỉ ra những dấu hiệu nhận biết bệnh nhân mắc hội chứng tự ngược đãi bản thân như sau:
Người có hành vi tự gây tổn hại: Trẻ có xu hướng tự gây đau cho bản thân mình: Hay gặp nhất là hình thức cắt tay, cắt cổ tay với những nhát sắc, nông đủ gây rỉ máu nhưng không gây tổn hại đến tính mạng. Bệnh nhân cũng có thể cắt ở nhiều vị trí khác nữa.
Ngoài ra, nhiều bệnh nhân còn biểu hiện tự lao đầu vào tường, tự đánh, tát, nhổ tóc,… Sau mỗi lần như vậy, bệnh nhân sẽ cảm thấy thoải mái hơn nên có xu thế tái diễn để giải phóng sự ức chế.
Trạng thái ức chế cảm xúc đi kèm: Trẻ có xu hướng tự gây tổn hại về tinh thần như tự ngược đãi về tinh thần đưa mình vào nhiều hoàn cảnh cấm đoán, để chịu khổ sở.
Quan trọng nhất là sau mỗi lần làm tổn hại bản thân bệnh nhân thấy tâm trạng thoải mái hơn, nên có xu thế tái diễn hành động để giải phóng sự ức chế.
Các rối loạn chuyển di, dạng cơ thể: Trẻ thường có cảm giác buồn, chán nản, mệt mỏi, dễ cáu giận, rối loạn giấc ngủ, cảm xúc ức chế hầu như chiếm hết thời gian của bệnh, đôi khi có thể kèm trạng thái lo âu
BS Phương khuyến cáo cha mẹ nên trò chuyện với con thường xuyên, tìm kiếm sự chia sẻ hỗ trợ của con để thấy được động cơ của con.
Cần xác định nguyên nhân ăn vạ của trẻ để có cách xử lý phù hợp hoặc đưa đến chuyên gia can thiệp nếu cần