Vì sao nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người có bệnh (đặc biệt là các bệnh về ung bướu, ung thư)... kiêng đi đám ma vì sợ hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh và làm bệnh phát tác mạnh hơn. Tuy nhiên, nhiều người cũng quan niệm rằng đó là mê tín dị đoan, không đáng tin.
Từ trước đến nay, ở nhiều vùng quê và ngay cả thành phố, rất nhiều người kiêng đi viếng đám ma bởi họ sợ "hơi lạnh" ở nhà người mới chết. Nhiều người cho rằng hơi lạnh là nguyên nhân gây ra tật bệnh.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Xuân Hương – nguyên phụ trách Khoa U bướu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ - thì đám ma có nhiều dạng khác nhau. Có người chết trẻ, người chết già, người chết không mang bệnh nói chung và cả người chết vì bệnh lây nhiễm như lao, suy giảm miễn dịch HIV, AIDS... Như vậy tuỳ nguyên nhân tử vong mà người ta có những quy định riêng khi an táng nhằm bảo vệ tránh lây lan bệnh tật. Người chết sau 6 giờ mới có "hơi lạnh".
Cũng theo bác sĩ Nguyễn Xuân Hương, sau khi ngừng hô hấp, tuần hoàn chết lâm sàng chuyển sang chết thực sự các quần thể vi khuẩn cộng sinh trên cơ thể người sống bắt đầu rời đi và phải mất đến 6 giờ thì cuộc thoát xác các vi khuẩn mới hoàn thành. Chúng rời xác để nhường chỗ cho những vi khuẩn hoại sinh ký túc trên xác chết. Những loài vi khuẩn này bắt đầu huỷ hoại xác chết và giải phóng ra các độc tố từ quá trình "chè chén" xác chết. Quá trình tụ tập này tăng lên hàng giờ, vô số loại không kể hết. Người chết càng lâu thì "hơi lạnh" càng nhiều. Thật ra, "hơi lạnh" chính là dấu hiệu môi trường nhiễm khuẩn do xác chết phát tán.
Đặc biệt, chỉ sau 10 giờ, thi thể người chết có sự thay đổi mạnh. Lúc này, các vi trùng lên men thối tạo khí khiến toàn thân phình lên, mặt biến dạng, nội tạng rữa nát, dịch thối chảy ra từ các lỗ tự nhiên và khuếch tán ra môi trường bên ngoài.
Việc liệm nhanh đối với những người chết vì tai nạn giao thông, mắc các bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng..., và yêu cầu một số người có sức đề kháng yếu tránh xa "hơi lạnh" khi viếng đám ma là có cơ sở khoa học.
Điều này lý giải nguyên nhân thanh niên khỏe mạnh dù thực hiện những công việc gần xác chết như tắm rửa, khâm liệm, đưa ma… ít bị ảnh hưởng. Trong khi đó, trẻ nhỏ, người mắc các chứng bệnh kinh niên như phong thấp, huyết áp cao… dễ bị ảnh hưởng do hệ miễn dịch của họ lúc này không cao.
Thực tế cho thấy, trong Tây y ngày nay không còn những kiêng cữ như vậy có thể vì công nghệ hiện đại, người quá cố được giữ trong nhà lạnh và khi đưa ra tổ chức tang lễ cũng chỉ trong một vài tiếng nên việc phát sinh vi khuẩn, vi trùng hay mầm bệnh không quá ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên, nếu người chết vì tai nạn giao thông, mắc các bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng..., thời gian phân huỷ sẽ sớm hơn, ảnh hưởng đến môi trường người sống nếu chậm xử lý và khâm liệm.
Tốt nhất, những người có sức đề kháng yếu tránh đến những nơi môi trường kém trong lành, sạch sẽ, nơi đông người, ồn ào và không nên đi viếng đám ma những người chết bị bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng... bởi "hơi lạnh" từ người chết sẽ nhiễm vào cơ thể gây bệnh do không đủ sức chống đỡ.
Nguồn: [Link nguồn]
Theo BS Lê Ngọc Dũng – nguyên BS Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Tháp – mỗi người thầy thuốc nào cũng phải đối diện với...