Vì sao muỗi lây truyền virus Zika, sốt xuất huyết mà không truyền virus HIV?

Bạn có biết tại sao muỗi có thể làm lây truyền virus Zika hoặc sốt xuất huyết từ người này sang người khác mà lại không truyền virus HIV không?

CÂU TRẢ LỜI CHÍNH XÁC

BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương lý giải:

Virus sốt xuất huyết và virus Zika ký sinh vào muỗi, sau đó nhân lên ở tuyến nước bọt của muỗi. Khi đốt người muỗi bơm nước bọt qua vòi (làm cho con người thấy ngứa và nổi mẩn) nên bơm theo virus. Còn virus HIV không ký sinh được ở muỗi nên virus HIV không lây được qua muỗi đốt.

Virus Zika lây truyền qua các con đường như: Muỗi aedes (là loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, chúng phân bố trên toàn quốc), qua đường máu…

Thời gian ủ bệnh của virus Zika từ 3 đến 12 ngày. Với phụ nữ có dự định mang thai, hay đang có thai, khuyến cáo không nên tới vùng có dịch. Trong thời kỳ mang thai, nếu có triệu chứng mắc virus Zika (sốt, phát ban, đau khớp, đau cơ, đau mắt đỏ…), cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, xét nghiệm.

TRẢ LỜI CỦA BẠN ĐỌC 17
Lê Đức

Nghiên cứu của các nhà khoa học Hoa Kỳ và nhà côn trùng học Joe Conlon khẳng định: "...loài muỗi không thể truyền HIV được". Conlon giải thích: khi muỗi đốt người, nó đã hút máu vào trong ruột của nó; tại đây, axít trong dạ dày của muỗi đã tiêu diệt HIV. Mặt khác trước khi hút máu, muỗi tiết nước bọt có chất chống đông để giúp cho nó hút máu dễ dàng hơn; tuyến nước bọt và tuyến hút máu nằm tách biệt nhau trong vòi của muỗi; tuyến hút máu có cấu trúc phức tạp, không giống như một ống kim tiêm. Kết quả là, máu được hút theo hướng duy nhất và không bị bơm ngược vào máu của người bị đốt. Colon nói rõ: "Đối với một con muỗi hút máu người bệnh, nó sẽ mang trên mình virut. Virut có thể tồn tại trong cơ thể của muỗi nhưng lại không theo tuyến nước bọt, qua vết đốt để vào cơ thể người khác. Đó là một quá trình vô cùng phức tạp và người bị muỗi đốt không nhiễm HIV".

Hoàng Tùng

Bởi vì: Siêu vi khuẩn HIV bị tiêu hoá trong ruột muỗi. Không giống như các virus gây bệnh truyền qua muỗi, HIV không thể tái tạo, nhân bản trong ruột của muỗi. Ở người, HIV gắn kết với tế bào T và bắt đầu sao chép. Dĩ nhiên là không có tế bào T tồn tại trong ruột của muỗi và do đó vi rút không có cách sao chép hoặc di chuyển đến tuyến nước bọt của muỗi. Kết quả là các phân tử HIV bị tiêu hủy và phân rã hoàn toàn trong ruột muỗi do quá trình tiêu hóa. Virus HIV lưu hành trong máu người ở mức thấp. Để các bệnh lây truyền qua muỗi lây lan từ người sang người, virus liên quan cần lưu thông trong máu của vật chủ ở mức cao nhất định. Đối với HIV, lượng virus lưu thông trong máu ở mức thấp hơn rất nhiều so với mức cần thiết để tạo ra sự nhiễm trùng cho người lành. Giả sử muỗi vừa mới hút máu từ người nhiễm HIV và tay bạn đang có vết thương và đập nó, thì sẽ phải mất khoảng 10 triệu con muỗi để truyền một đơn vị HIV. Do đó, không có chuyện bạn đập muỗi mà bị lây HIV.

Phạm Hữu Trung

Vòi hút của muỗi giống như ống nước 1 chiều... chỉ hút máu nhiễm virut... axit trong ruột muỗi sẽ tiêu diệt virut HIV. Virut zika có khả năng sống sót và phát triển trong ruột muỗi... lây lan qua tuyến nước bọt và lây nhiễm cho người bị chích.

Nguyễn Thái Bạch

Vì Muỗi có quan hệ huyết thống với Zika và Sốt nên có giấy thông hành, còn HIV thì không nên không được đi phải ở lại với khổ chủ.kaka

Nếu có câu hỏi cần giải đáp, mời độc giả gửi tại đây

Nguồn: [Link nguồn]

Xuất hiện sốt, mệt mỏi, đau hốc mắt... cần đi khám ngay kẻo mất mạng do sốt xuất huyết

Chuyên gia y tế khuyến cáo, nếu người dân xuất hiện các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, đau hốc mắt... tốt nhất người...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Hỏi - Đáp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN