Vì sao có người nhiễm Covid-19 nhưng không có triệu chứng?

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Dịch do virus corona gây ra đang có xu hướng ngày càng tăng số ca mắc bệnh. Thống kê trên toàn thế giới, đến thời điểm hiện tại đã có 1.115 người tử vong do dịch này. Tại Việt Nam ghi nhận 15 ca dương tính với virus Corona và đều là các ca nhẹ.

Bệnh nhân thứ 13 không có biểu hiện bệnh.

Bệnh nhân thứ 13 không có biểu hiện bệnh.

Liệu những người nhiễm virus corona chủng mới có khả năng lây bệnh cho người khác ngay cả khi bản thân họ chưa phát lộ những triệu chứng không? Đó là một trong những câu hỏi khó lý giải nhất đang thách thức các nhà khoa học. Nếu ngay cả những người chưa có biểu hiện bệnh cũng có thể lây nhiễm thì việc dập dịch sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Tại Việt Nam, cũng ghi nhận có ca dương tính với Covid-19 nhưng bệnh nhân không sốt, không ho, không có biểu hiện bệnh. Vì vậy, thời gian ủ bệnh có phải 14 ngày như các hướng dẫn trước đây hay không, hay thời gian ủ bệnh kéo dài hơn, biểu hiện bệnh bao gồm những gì... là những nội dung đang được các chuyên gia y tế Việt Nam bàn thảo và hướng dẫn.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Bệnh viện Nhi đồng 1 chia sẻ, nhiều người cũng thắc mắc hỏi ông về việc bác sĩ cảnh báo thời gian ủ bệnh có thể lên tới 24 ngày nên việc cách ly hiện nay đang áp dụng là 14 ngày có đủ an toàn. Theo bác sĩ, muốn biết chính xác thời gian ủ bệnh bao nhiêu thì phải biết thời gian họ tiếp xúc với người bệnh và điều này phải chờ thời gian rất lâu mới có thể kết luận được; còn thời gian như báo chí đang đưa có thể lên 24 ngày là chưa chính xác.

Bác sĩ Khanh phân tích, Corona cũng giống các virus gây bệnh hô hấp khác, thời gian virus trong vùng mũi họng nhưng không gây ra triệu chứng vì chưa đủ lượng virus. Sởi, quai bị, thủy đậu cũng lây như thế, có thể lây dạng tiền chứng khoảng 1-2 ngày trước khi phát bệnh.

Việc nhiều người lo lắng có người tiếp xúc từ ngày 17/1 đến nay mới phát hiện ra virus, vì sao lại lâu như vậy, bác sĩ Khanh giải thích đây có thể là người lành mang virus.

Theo bác sĩ Khanh, người lành mang trùng là không phải lạ. Có những người bị nhẹ, người bị nặng. Con virus này ngoài thông tin bên Trung Quốc thì qua lâm sàng virus Covid-19 có thể đang tiến dần sang thành Humancorona virus.

Humancorona virus phát hiện năm 1960 và nó là con virus kinh điển vẫn gây bệnh cảm lạnh trong mùa đông. Còn virus Covid-19 là chủng virus mới. Đến nay các nghiên cứu về Covid-19 vẫn mới. Các dữ liệu hiện nay đều sử dụng các nghiên cứu từ corona truyền thống và virus corona gây ra bệnh SARS. Chính vì thế, để trả lời chính xác thời gian ủ bệnh và người lành mang trùng trong bao lâu thì các nhà nghiên cứu cần có thêm thời gian.

TS. BS Nguyễn Như Vinh, Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp - Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho rằng, thời gian ủ bệnh tới bây giờ từ khi tiếp xúc với người có nguy cơ gây bệnh đến lúc phát bệnh từ 2 đến 14 ngày. Người lâu nhất từ khi nhiễm tới phát bệnh là 14 ngày nhưng đây không phải là thời gian duy nhất; tuy nhiên, kết quả thống kê trên nhiều trường hợp cho thấy thời gian ủ bệnh là 14 ngày.

"Tại Vĩnh Phúc, khi 1 người mắc bệnh có thể lây cho người khác, thậm chí có thể lây 100 người nhưng lại chỉ có một số người mắc, còn một số người chỉ mang virus không phát bệnh, giống nhiều bệnh truyền nhiễm khác như cúm và lao. Không phải cứ nhiễm mới có bệnh và có thể nhiễm qua xét nghiệm thấy dương tính nhưng không phải gây bệnh. 100 người nhiễm virus nhưng bao nhiêu người phát bệnh thì chưa ai rõ. Những người có sức đề kháng tốt nếu nhiễm các tác nhân gây bệnh thì có thể không phát bệnh", bác sĩ Vinh phân tích.

Nguồn: [Link nguồn]

Chưa thống nhất thời điểm dịch Covid-19 đạt đỉnh

Trung Quốc hôm qua báo cáo số trường hợp nhiễm virus corona mới (tên mới là Covid-19) ít nhất kể từ tháng 1, củng cố thêm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh Ngọc ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN