Vị bác sĩ 20 năm chữa trị cho hơn 26 nghìn người vô gia cư

Trong hơn 20 năm, bác sĩ Jim Withers đã bước đi trên đường phố Pittsburgh (Pennsylvania, Mỹ) đến nơi người vô gia cư trú ngụ để chữa bệnh và chăm sóc y tế cho họ miễn phí. Ông được gọi bằng cái tên "thầy thuốc đường phố", được hãng tin CNN vinh danh trong top 10 “Người anh hùng của năm 2015”.

Năm 1992, Jim Withers, một bác sĩ nội khoa, bắt đầu với việc chăm sóc y tế cho người vô gia cư ở Pittsburgh. 

Ông hợp tác với những người trước đây là người vô gia cư trên đường phố, đầu tiên là anh Mike Sallows, người đã giúp ông xây dựng lòng tin với người vô gia cư ở đây

Vị bác sĩ 20 năm chữa trị cho hơn 26 nghìn người vô gia cư - 1

 Bác sĩ Jim Withers (phía trái)

Tiến sĩ Withers vẫn nhớ "lời khuyên mạnh mẽ" của Sallows: "Đừng ăn mặc giống như một bác sĩ và không hành động như một kẻ ngớ ngẩn". Ông ban đầu ăn mặc như một người vô gia cư, bắt đầu để làm việc trên đường phố vào ban đêm trong các con hẻm và dưới những cây cầu của thành phố. Khi lần đầu tiên vào việc, ông đã ngụy trang bản thân để hòa hợp với những người mà ông tìm cách giúp đỡ. Bằng cách mặc quần áo rách, đầu bù tóc rối, ông hy vọng sẽ chiếm được lòng tin, sự gần gũi của người vô gia cư trên đường phố và dưới gầm cầu.

"Tôi đã thực sự bị sốc khi thực sự hiểu như thế nào là nỗi đau của những người không nhà trên đường phố. Nó giống như đi đến một đất nước ở thế giới thứ ba," ông nói. "Người trẻ, người già, người bệnh tâm thần, trẻ em bỏ nhà, phụ nữ chạy trốn bạo lực gia đình, các cựu chiến binh... Và tất cả họ đều có câu chuyện riêng của mình".

Bác sĩ Jim Withers đã điều trị cho những người vô gia cư trong 23 năm qua. Ông đã hoàn thành một chương trình gọi là Operation Safety Net từ năm 1992, nhóm đã chữa trị cho hơn 10.000 người và giúp đỡ hơn 1.200 người có nhà ở; thành lập các trung tâm di động để người vô gia cư có thể tiếp cận với dịch vụ y tế. 

Việc ông thành lập Quỹ Operation Safety Net, một tổ chức cung cấp chăm sóc y tế, phòng khám lưu động, cơ sở dữ liệu trên máy vi tính cho những bệnh nhân vô gia cư, khả năng để theo dõi và hỗ trợ bệnh nhân chăm sóc sức khỏe và phục hồi. Để làm điều đó, ông làm việc cùng với hệ thống y tế của thành phố Pittsburg là Pittsburgh Mercy Health System, Operation Safety cùng với hai bệnh viện Công giáo. 

Bác sĩ Jim Withers chia sẻ một kỷ niệm không bao giờ quên: “Tôi từng chữa bệnh cho một người đàn ông 85 tuổi, người thích được gọi là Grandpa, một người đàn ông hoang tưởng. Ông ta đã dạy tôi rằng muốn làm việc trên đường phố tôi cần phải xây dựng lòng tin trong tất cả mối quan hệ. Ông ta gửi cho gia đình tôi mỗi kỳ nghỉ 50 USD để chúng tôi mua gà tây hoặc bất cứ thứ gì. Và tôi không biết ông ấy lấy ở đâu ra số tiền đó nhưng đó là cách ông trả công cho tôi”.

Bác sĩ Jim Withers đã trở thành một anh hùng trên đường phố Pittsburgh, được chào đón từ những người dân đang gặp khó khăn. Với sự hỗ trợ từ người vợ yêu thương của ông là Gayathri, kết hôn vào năm 1984, tiến sĩ Withers ước tính ông đã điều trị cho hơn 26.000 người kể từ năm 1992 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyên Vy (Một thế giới)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN