Vai trò của vitamin A, K

Vitamin K là thành phần vô cùng quan trọng trong tiến trình đông máu bình thường trong cơ thể.

Vitamin bao gồm 2 nhóm: Nhóm tan trong nước và nhóm tan trong dầu. Dưới đây là 2 loại vitamin tan trong dầu không kém phần quan trọng là vitamin E và K (nhóm vitamin tan trong dầu gồm các vitamin E, D, A, K).

- Vitamin E: “Dũng sĩ” kháng ôxy hóa thượng thừa giúp cơ thể chống lại tác hại của các gốc tự do. Vitamin E cũng giúp kiến tạo hồng cầu và ngăn chặn sự hình thành những cục máu đông “bất hợp pháp”. Thực phẩm chứa hàm lượng lớn các acid béo polyunsaturated (chưa bão hòa) sẽ chứa một lượng lớn vitamin E. Những nguồn thực phẩm rất giàu vitamin E bao gồm mầm lúa mì, tôm, hạnh nhân, đậu phộng, đậu nành, hạt hướng dương... Một chế độ dinh dưỡng để xảy ra sự thiếu hụt vitamin E được cho là vô cùng hiếm. Vitamin E có độc tính tương đối thấp nhưng tự bổ sung quá nhiều vitamin E sẽ làm cơ thể bị mệt mỏi, nhức đầu, yếu cơ, rối loạn tiêu hóa, rối loạn thị giác (nhìn một vật thành hai).

- Vitamin K: Đây là thành phần vô cùng quan trọng trong tiến trình đông máu bình thường trong cơ thể, đồng thời cũng đóng vai trò “đinh” trong việc duy trì độ bền vững của xương. Hầu hết vitamin K được tạo ra nhờ những vi sinh vật hiện diện ở trong ruột, sau đó được cất giữ ở gan. Thực phẩm giàu vitamin K gồm các loại rau cải lá như bắp cải, bông cải xanh, cải bó xôi, đậu nành...

Trẻ sơ sinh thường có nguy cơ bị bệnh xuất huyết. Đây là một dạng rối loạn do vitamin K không được sản xuất ở ruột trong tuần lễ đầu tiên. Vì thế, trẻ sơ sinh thường được tiêm vitamin K ngay khi vừa được sinh. Ngoài đối tượng là trẻ sơ sinh, việc thiếu hụt vitamin K rất hiếm xảy ra.

Sự thiếu hụt vitamin K cũng sẽ gây loãng xương. Vitamin K rất quan trọng cho sự tạo thành một loại protein có trong xương là osteocalcin. Protein này sẽ gắn kết với calcium để giúp giữ lại calcium ở trong xương. Theo các nhà dinh dưỡng, lượng vitamin K lý tưởng  mà cơ thể cần là 1 microgram cho 1 kg cân nặng mỗi ngày nhằm duy trì tiến trình đông máu bình thường trong cơ thể. Ví dụ, một người nặng 50 kg thì mỗi ngày cần đưa vào cơ thể 50 microgram vitamin K.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Dược sĩ Nguyễn Bá Huy Cường (Người Lao Động)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN