"Vạch mặt" những căn bệnh "ẩn mình" sau dấu hiệu ngứa điên cuồng
Nhiều người nghĩ ngứa da là điều bình thường nhưng cũng có trường hợp là dấu hiệu cảnh báo mắc một số bệnh.
Ngứa da là hiện tượng mà bất cứ ai cũng gặp trong đời. Có một số dạng ngứa do muỗi, côn trùng đốt chỉ kéo dài vài ba phút nhưng cũng có những dạng ngứa do dị ứng kéo dài hằng tuần, hằng tháng thậm chí hằng năm. Khi bị ngứa kéo dài, cuộc sống bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, triệu chứng ngứa không phải lúc nào cũng bình thường như bạn nghĩ.
Bệnh thận
Như chúng ta đã biết, thận là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể. Thận có chức năng lọc các độc tố và các chất cặn bã. Một số nghiên cứu cho thấy, người bị bệnh thận dù là trẻ em hay người lớn đều có triệu chứng là ngứa da. Nếu bệnh nhân bị suy thận, tình trạng ngứa da sẽ ngày càng nặng hơn. Nguyên nhân do thận không lọc được các chất độc, cặn bã khiến chúng đi vào máu và gây ngứa da.
Bệnh gan
Cũng giống như thận, gan là cơ quan quan trọng trong cơ thể. Chúng giúp quá trình lọc máu và chuyển hóa chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nếu một người nào đó bị ngứa da khắp cơ thể mà không rõ nguyên nhân thì có thể đã mắc bệnh gan. Khi dịch mật tích tụ trong gan nhiều, nó sẽ bị axit hóa và đi vào máu. Quá trình này kéo dài sẽ khiến cho cơ thể bị ngứa.
Bệnh cột sống
Nếu bạn đang bị ngứa ở vùng lưng và giữa lưng mà không có mẩn đỏ thì có thể là do bệnh cột sống. Nguyên nhân của hiện tượng này do chấn thương hoặc viêm tủy sống. Khi các dầy thần kinh trong và quanh tủy sống bị tổn thương hay viêm thì chúng bị chèn ép khi chúng ta ngồi hay đi lại dẫn đến cảm giác ngứa ở khu vực đó.
Không dung nạp gluten
Nếu bạn thấy bản thân bị ngứa dữ dội kèm các nốt đỏ quanh đầu gối, khuỷu tay, mông và tóc, có thể đó là triệu chứng của bệnh viêm da do không dung nạp gluten. Căn bệnh này gây tổn thương ruột non và cản trở hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn. Gluten là một loại protein trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch. Điều này thường xảy ra khi bạn ăn nhiều thực phẩm giàu gluten mà cơ thể không chuyển hóa được. Khi có dấu hiệu trên, bạn phải thực hiện chế độ ăn không gluten và dùng thuốc.
Ung thư hạch bạch huyết
Ung thư hạch bạch huyết là một loại ung thư máu có ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết trong cơ thể. Loại ung thư này khó điều trị và tỷ lệ tái phát cao. Người bị bệnh sẽ có dấu hiệu ngứa khắp cơ thể mà không hề có mẩn đỏ. Nguyên nhân do cytokine gây phản ứng viêm ở các tế bào da dẫn đến ngứa trầm trọng.
Bệnh tuyến giáp
Bệnh tuyến giáp có 2 dạng là hypothyroidism do tuyến giáp hoạt động kém, dạng thứ hai là cường giáp do tuyến giáp hoạt động quá mức. Bệnh ở tuyến giáp là bệnh nội tiết cần điều trị lâu dài. Sự mất cân bằng nội tiết gây ra bởi bệnh ở tuyến giáp cũng có thể gây ngứa trên da. Tuy nhiên, nhiều người không để ý, chỉ khi bệnh nặng mới đi khám.
Mãn kinh
Mãn kinh không phải là một căn bệnh nhưng nó gây nên nhiều tác dụng phụ ở phụ nữ. Thời kỳ mãn kinh xảy ra với mọi chị em phụ nữ, thường là sau 45 tuổi. Lúc đó, hành kinh sẽ chấm dứt và khiến cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi.
Ung thư là căn bệnh đang khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên tin những quan niệm sai...