“Vạch mặt” các thói quen xấu gây ra loại ung thư là nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ

Sự kiện: Ung thư vú

Theo các bác sĩ, ung thư vú là bệnh thường gặp nhất ở nữ giới. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này, trong đó, lối sống không lành mạnh, chế độ ăn uống thiếu khoa học cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp.

Các bác sĩ Bệnh viện K cho biết, ung thư vú là tình trạng bệnh lý do tế bào tuyến vú phát triển không kiểm soát được, tạo ra các khối u ác tính, có khả năng xâm lấn xung quanh và di căn xa.

Bình thường, các tế bào tuyến vú được sinh ra và mất đi theo một chu trình đã được lập từ trước. Cơ chế này giúp số lượng tế bào tuyến vú được sinh ra với số lượng vừa đủ, cân bằng giữa số lượng tế bào sinh ra và tế bào chết đi.

Chế độ ăn không cân đối, thiếu rau xanh, quả chín hoặc hay ăn các thực phẩm rán nướng ở nhiệt độ cao, ăn khuya là nguyên nhân gia tăng mắc ung thư vú. Ảnh minh họa

Chế độ ăn không cân đối, thiếu rau xanh, quả chín hoặc hay ăn các thực phẩm rán nướng ở nhiệt độ cao, ăn khuya là nguyên nhân gia tăng mắc ung thư vú. Ảnh minh họa

Khi có các đột biến gen xảy ra, hội tụ đủ các điều kiện đặc biệt để vượt qua được hệ thống kiểm soát miễn dịch của cơ thể, tế bào tuyến vú sẽ được sinh ra liên tục, mất kiểm soát và tạo thành các khối u bao gồm rất nhiều tế bào không bình thường. Đó là các khối u ác tính tại vú, hay còn gọi là ung thư vú.

Những tế bào này có khả năng xâm lấn vào mạch máu, mạch bạch huyết xung quanh và di chuyển đến những vùng xa vị trí khối u ban đầu, tạo ra các khối di căn.

Cũng theo các bác sĩ Bệnh viện K, ung thư vú là bệnh thường gặp nhất ở nữ giới. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này, trong đó, lối sống không lành mạnh, chế độ ăn uống thiếu khoa học cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp.

Cụ thể, các bác sĩ chỉ ra rằng, ung thư vú có liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì, uống nhiều rượu, hút thuốc và ít vận động. Do các tế bào tuyến vú hoạt động phụ thuộc vào nội tiết tố estrogen nên các nguyên nhân làm tăng estrogen có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

Trong khi đó, thừa cân, béo phì, uống nhiều rượu bia, sử dụng liệu pháp hormone estrogen thay thế… làm cơ thể phơi nhiễm với estrogen nhiều hơn và do đó kích thích tế bào tuyến vú tăng sinh - một điều kiện để các đột biến sinh ung thư xuất hiện. Thừa cân và ít vận động còn có liên quan đến tăng nguy cơ tái phát ở những người đã mắc ung thư vú.

Xét dưới góc độ dinh dưỡng, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: Ở những người thường có chế độ ăn không cân đối, thiếu rau xanh, quả chín (gây thiếu chất xơ và các chất chống oxy hóa, các vitamin khoáng chất) hoặc hay ăn các thực phẩm rán nướng ở nhiệt độ cao (có nhiều chất béo thể đồng phân kèm theo các chất gây ung thư), uống rượu bia không kiểm soát, hút thuốc lá nhiều, sống trong môi trường độc hại, ăn các thực phẩm không an toàn chứa nhiều hóa chất... thì nguy cơ mắc ung thư, trong đó có ung thư vú cao hơn so với những người khác.

Để dự phòng, phát hiện ung thư vú thì việc sàng lọc phát hiện sớm là việc làm không thể thiếu. Ảnh TL

Để dự phòng, phát hiện ung thư vú thì việc sàng lọc phát hiện sớm là việc làm không thể thiếu. Ảnh TL

Ví dụ, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu thường xuyên lạm dụng đồ uống có cồn sẽ làm tăng nồng độ estrogen và hoạt hóa các thụ thể của yếu tố tăng trưởng giống insulin, từ đó kích hoạt sự sinh sôi của các tế bào tuyến vú dẫn đến ung thư vú.

Cùng với đó, một chế độ ăn uống nhiều đường và chất béo sẽ khiến phụ nữ dễ mắc ung thư vú hơn. Các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Ung thư Anderson, Đại học Texas (Mỹ) đã phát hiện ra rằng khi ăn nhiều đường, các khối u tuyến vú trong cơ thể người sẽ phát triển nhanh và dễ di căn hơn.

Ngoài ra, chất béo trans thường được tìm thấy trong thực phẩm chế biến sẵn như bánh quy giòn, bánh rán và bánh ngọt đóng gói sẵn cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ưng thư vú.

Một số nghiên cứu khác cho thấy, việc ăn vặt sát giờ đi ngủ ban đêm cũng tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Do đó, ăn sớm và bỏ những món ăn nhẹ lúc nửa đêm có thể giảm nguy cơ mắc căn bệnh này.

Để giảm nguy cơ mắc bệnh, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm khuyến cáo, trước hết thì vấn đề dinh dưỡng lành mạnh, hoạt động thể lực đều đặn giảm các căng thẳng trong cuộc sống là những yếu tố quan trọng để dự phòng các bệnh ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng.

Về mặt dinh dưỡng, theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, chúng ta cần chế độ ăn uống lành mạnh, các thực phẩm an toàn, chế biến đúng cách góp phần để dự phòng ung thư. Nên chọn thực phẩm an toàn từ các nguồn tin cậy: Siêu thị, các cửa hàng thực phẩm sạch, mua của người quen, biết nguồn gốc thực phẩm là yếu tố quan trọng. 

Bên cạnh đó, nên ăn các rau quả có màu xanh thẫm, màu tím đỏ, màu vàng là những rau có nhiều chất chống oxy hóa cũng góp phần ngăn ngừa ung thư. Trong chế biến thực phẩm không dùng các chất béo chiên đi chiên lại nhiều lần để giảm bớt nguy cơ ung thư. Đồng thời, hạn chế rượu bia thuốc lá; kiểm soát cân nặng không bị thừa cân béo phì cũng góp phần hạn chế ung thư.

Để dự phòng, phát hiện ung thư vú thì việc sàng lọc phát hiện sớm là việc làm không thể thiếu. Việc này nên được tiến hành đều đặn với phụ nữ từ 40 tuổi trở lên, những phụ nữ trong gia đình có tiền sử mắc bệnh (mẹ, dì,...bị ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung)...

Ngoài ra, nên tiến hành tự khám vú tại nhà ít nhất một tháng một lần; 6 tháng một lần đi khám sàng lọc tại cơ sở y tế chuyên khoa, siêu âm vú, chụp XQuang tuyến vú.

Nhiều phụ nữ trẻ đã mắc ung thư vú, bác sĩ chỉ rõ dấu hiệu nhận biết

Mọi người cần biết các dấu hiệu sau để đi khám và được tư vấn phát hiện sớm ung thư vú.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Mai ([Tên nguồn])
Ung thư vú Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN