Vaccine đường mũi: Hy vọng mới trong phòng dịch COVID-19
Các nhà khoa học đang kỳ vọng vào một loại vaccine đường mũi có thể ngăn ngừa sự lây truyền và cản trở sự phát triển của các biến thể SARS-CoV-2 mới.
Theo đó, khi xịt vắc-xin vào mũi sẽ khuyến khích cơ thể sản sinh ra các kháng thể ở đó. Phản ứng miễn dịch này sẽ vô hiệu hóa đường xâm nhập trước khi virus có thể tấn công cơ thể người. Hiện các hãng dược vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng và hy vọng vắc-xin đường mũi chống COVID-19 sớm được tung ra thị trường.
Từ vắc-xin tiêm bắp đến vắc-xin đường mũi
Các loại vắc-xin hiện có (dùng theo đường tiêm bắp) đã đạt được miễn dịch toàn thân bằng cách thúc đẩy việc sản sinh ra những kháng thể được gọi là Immunoglobulin G (IgG) và các tế bào T thanh trừng; giúp ngăn chặn sự lây truyền là đặc biệt quan trọng trong nỗ lực kiềm chế các biến thể virus mới nổi.
Để ngăn ngừa virus xâm nhập vào cơ thể ngay từ đầu, các nhà khoa học nhắm mục tiêu vào hệ thống niêm mạc. Theo các nhà nghiên cứu, khi virus không thể xâm nhập niêm mạc và hệ thống miễn dịch toàn thân thì nó cũng không thể sống và sao chép trong đường mũi hoặc cơ thể. Nếu sự lây truyền bị chặn thì cũng gây khó cho các biến thể phát tán trong cơ thể.
Hiện các loại vắc-xin đường mũi và đường miệng không phải là chuyện hiếm. Những loại vắc-xin cúm đường mũi như FluMist (được phát triển bởi AstraZeneca) đã được sử dụng tại Mỹ trong các thập niên qua. Các nhà khoa học đang hướng tới phát triển vắc-xin đường mũi trong phòng ngừa COVID-19.
Ưu điểm của vắc-xin đường mũi
Theo các nhà nghiên cứu, nếu vắc-xin COVID-19 có thể tạo ra phản ứng miễn dịch niêm mạc mạnh mẽ thì cơ thể sẽ được trang bị hiệu quả hơn để chặn đứng virus trước khi nó đi tới các cơ quan nội tạng như tim và phổi. Ngoài ra, các kháng thể IgA trong mũi và miệng có thể chống lại SARS-CoV-2 tốt hơn so với kháng thể IgG hình thành bởi vắc-xin cơ bắp. Để cơ thể sản sinh ra kháng thể IgA cần thiết nhằm vô hiệu hóa virus xâm nhập, các nhà khoa học nghĩ rằng vắc-xin cần phải được áp dụng theo con đường lây nhiễm tự nhiên, có nghĩa là để vaccine đi qua mũi bằng cách xịt mũi và để vaccine di chuyển qua niêm mạc.
Theo bà Michal Tai, một nhà miễn dịch học tại Đại học Stanford, tiêm vaccine COVID-19 đã không tạo ra nhiều phản ứng kháng thể trong niêm mạc. Nhiều người bị nhiễm COVID-19 tự nhiên dường như đã tạo ra phản ứng miễn dịch niêm mạc trong lúc bị nhiễm, nhưng họ lệ thuộc vào vắc-xin để hình thành miễn dịch. Vắc-xin đường mũi có thể tạo ra bổ sung IgA cần thiết cho miễn dịch toàn thân của họ.
Trên toàn cầu hiện đang có 5 ứng viên vắc-xin đường mũi đang được thử nghiệm lâm sàng. Ông Scot Roberts, giám đốc khoa học tại Altimmune (công ty duy nhất của Mỹ đang dùng vắc-xin đường mũi trong các thử nghiệm lâm sàng), đặt cược rằng, vắc-xin đường mũi sẽ là cách tốt nhất để chặn đứng lây truyền virus trong khi vẫn bảo vệ cơ thể khỏi dịch bệnh.
Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng 2 loại vắc-xin Pfizer và Moderna có thể giảm lượng virus và lây truyền không triệu chứng. Nghiên cứu công bố trên CDC vào tháng 3/2021 cho thấy rằng những nhân viên chăm sóc y tế tại 8 địa phương ở Mỹ đã nhìn thấy 90% tỷ lệ giảm lây truyền COVID-19 sau khi đã chủng ngừa toàn bộ bằng một trong các vắc-xin mRNA.
Nhà khoa học tại hãng Altimmune đang nghiên cứu về phương pháp xịt mũi để tiêu diệt virus ngay từ điểm bắt đầu. Ảnh nguồn: Global Newswire
Nghiên cứu của các nhà khoa học Israel được công bố trên Nature Medicine (tháng 3/2021) cũng đã hé lộ rằng, vắc-xin Pfizer đã giảm đáng kể lượng virus từ 12 đến 37 ngày sau khi chủng ngừa. Bà Michal Tai cho rằng: Cơ chế lây nhiễm xảy ra từ những vùng khác nhau của đường hô hấp ở những cá nhân khác nhau. Một số cá nhân nhiễm bệnh đã được chủng ngừa hoặc chưa, có thể không phát tán virus cho ai đó trừ khi họ có tiếp xúc gần. Những đối tượng siêu lây nhiễm lại có thể mang và phát tán khí có chứa virus lây nhiễm cao từ phổi hoặc mũi, hoặc cả hai. Các vắc-xin cơ bắp có thể vô hiệu hóa virus trong phổi, nhưng không ngăn chặn hoàn toàn sự lây nhiễm từ đường mũi.
Hình minh họa về các kháng thể phản ứng với sự lây nhiễm bởi SARS-CoV-2, virus gây nên đại dịch COVID-19. Ảnh nguồn: Juan Gaertner / Science Photo Library
Các nhà nghiên cứu khẳng định, sản phẩm AdCOVID sẽ an toàn vì nó chứa một lượng lớn vắc-xin và virus không thể sao chép trong cơ thể, không đổ bệnh cho bất kỳ ai dùng sản phẩm. Dự báo vắc-xin AdCOVID sẽ có mặt trên thị trường vào đầu năm 2022. Giống như bệnh cúm, COVID-19 có thể là một căn bệnh theo mùa. Với những người đã có phản ứng miễn dịch toàn thân (do tiêm cơ bắp hoặc nhiễm tự nhiên) thì vắc-xin đường mũi có thể đóng vai trò hỗ trợ cho miễn dịch niêm mạc và bảo vệ cơ thể chống lại các biến thể khác. “Chúng ta có thể không triệt tiêu hoàn toàn con virus này mà phải chuẩn bị kịch bản chung sống với nó mãi trong tương lai”. Ông Michael Russell, nhà miễn dịch học niêm mạc của Đại học Buffalo (New York) cho biết. |
Phó Chủ tịch Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc tiêm vaccine Covid-19 cho người dân trên địa bàn giai đoạn 2021-2022.
Nguồn: [Link nguồn]