Vắc-xin COVID-19 sẽ hiệu quả hơn nhờ sai sót về liều lượng?
Một sai sót liều lượng trong quá trình thử nghiệm vắc-xin COVID-19 của hãng AstraZeneca và Trường ĐH Oxford (Anh) giúp nhiều tình nguyện viên có khả năng miễn dịch tốt hơn người khác.
Theo New Atlas, trong giai đoạn nghiên cứu vắc-xin ngừa COVID-19 trước đây, đội ngũ từ hãng AstraZeneca và Trường ĐH Oxford (Anh) đã có lần cung cấp nhầm cho một số tình nguyện viên liều vắc-xin thứ nhất chỉ bằng một nửa so với liều thông thường.
Thế nhưng, sai sót này lại đem đến kết quả bất ngờ: Sau liều thứ nhất chỉ tiêm một nửa và liều thứ 2 tiêm đầy đủ, những tình nguyện viên có khả năng miễn dịch trước Covid-19 cao hơn những người nhận được 2 liều đầy đủ.
Nguyên nhân của hiện tượng lạ này vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng.
Tiêm chủng cho người dân tại TP HCM
Trong nghiên cứu vừa đăng tải trên tạp chí Science Immunoglogy, các nhà nghiên cứu từ Trường Y khoa Fienberg thuộc Trường ĐH Northwestern (Mỹ) đã dùng chính sự sai sót đó làm ý tưởng để thử nghiệm trên 2 loại vắc xin khác: vắc-xin Adenovirus serotype 5 giống như loại của hãng CanSino (Trung Quốc) và vắc-xin Sputnik (Nga).
Kết quả nghiên cứu trên chuột cho thấy hiện tượng những cá thể bị tiêm liều đầu tiên thiếu một nửa cũng tạo được kháng thể tốt hơn hắn những cá thể được tiêm liều thông thường.
Theo ông Pabli Penaloza-MacMaster, tác giả chính của nghiên cứu, họ sẽ tiếp tục thử nghiệm phương án này bởi với những loại vắc-xin còn rất mới, sử dụng khẩn cấp như các vắc-xin ngừa Covid-19, việc dùng liều thấp nhất có thể cũng giúp bảo đảm độ an toàn của vắc-xin. Nếu điều này thực sự đem lại phản ứng miễn dịch tốt hơn, đó là tin mừng nhân đôi.
Theo Medical Xpress, "sai sót" của AstraZeneca/Oxford vẫn gây tranh cãi vì không thể xác định được việc gia tăng khả năng miễn dịch là do liều đầu tiên tiêm ít hơn hay do khoảng cách giữa 2 mũi vắc-xin ở nhóm bị tiêm thiếu vô tình lại dài hơn nhóm tiêm đủ.
Tuy nhiên, phác đồ tiêm chủng với liều thứ 1 thấp hơn liều thứ 2 cho hiệu quả mạnh mẽ hơn cũng từng được nghiên cứu trên vắc-xin HIV đang thử nghiệm, là một loại vắc-xin vector adenovirus. Điều này cho thấy đây có thể là hướng đi khả quan.
Nhóm nghiên cứu từ Trường ĐH Northwestern cho biết họ sẽ tiếp tục thử nghiệm tương tự trên các loại vắc-xin dùng công nghệ mRNA (như Pfizer/Biotech, Moderna).
Nguồn: [Link nguồn]
Bộ Y tế yêu cầu trì hoãn tiêm chủng cho trẻ khi đang mắc bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển.